Chuyện Đi Làm

Con Người và A.I. – Nghiện Mà Ngại

Dưới 600 từ về mối quan hệ giữa người và AI.
Đề bài: Trả lời câu hỏi dưới đây nếu bạn muốn nhận được học bổng:
🌿Hãy viết một bài kể chuyện (trong khoảng 500 chữ) về một điều mới mẻ bạn làm gần đây.
Bài làm:
Ngày thứ nhất, tôi lần đầu chạm trán writer’s block – bức tường của người viết, sau khi biên 11 bài báo cho Hoa Học Trò và một bài review nhạc tlinh cho Spiderum dài hơn 4.000 chữ, tổng cộng 14.246 từ trong vòng 17 ngày. Mượn lời của Hemingway là tôi cạn giếng chữ. 14.246 chữ này tôi không dám dùng ChatGPT vì yêu cầu công việc như thế.
Ngày thứ hai, tôi mở ứng dụng Upwork, tự hỏi vì sao nhà tuyển dụng đọc xong proposal mà không phản hồi, cho đến khi tôi đọc một bản mô tả công việc ghi thẳng: “Nếu bạn dùng ChatGPT, tôi sẽ trả lời bằng sự thinh lặng. À, và công việc này yêu cầu bạn viết 15 bài/ tháng nhé.”
Ngày thứ ba, tôi nhìn trang Google Docs trắng mà ức chế, không làm được gì.
Bạn văn của tôi bảo rằng cậu làm việc như thế không kiệt sức mới lạ. Nghỉ ngơi, xem phim, kiếm sách mà đọc đi.
Sự trống rỗng kéo dài đến ngày thứ 10, biên tập viên thấy tôi hồi phục dần qua tần số status Facebook tôi đăng dày đặc, nói nhẹ nhàng: “Em chữa lành xong chưa Thủy?” Tôi ngoan ngoãn biên 1.000 chữ.
Được đà xông lên, tôi viết tiếp truyện ngắn 2.000 từ vì mai là ngày cuối học viết. Tôi ngồi ở quán cafe cứ ngồi là ra chữ từ sáng đến chiều để tạo cảnh đông đúc, gọi cốc đen đá vì nó là thứ rẻ nhất, nhưng nhiều đường vì tôi yếu đuối, chốt sổ cuối ngày bằng một bài chửi 1.000 chữ do tôi thấy có người mỉa mai thần tượng của mình. Còn gì truyền cảm hứng hơn, tôi cào phím đến 1 giờ sáng rồi bấm Ctrl C và Ctrl V vào ChatGPT, hỏi rằng: “Những gì tôi viết có nhạy cảm quá không?”

Con Người và A.I. – Nghiện Mà Ngại Đọc thêm »

Bàn về việc viết, phần cuối: lương 5 triệu, tinh thần 50 triệu

“Không có nước mắt trong tác giả thì sẽ không có nước mắt trong người đọc. Không có sự bất ngờ trong tác giả thì sẽ không có sự bất ngờ trong người đọc.” -Robert Frost

Đầu ra: Bởi view là KPI

Hippocrates đã nói rằng: “Ars longa, vita brevis / Ôi nghệ thuật thì dài mà đời thì chớp nhoáng.” Bạn quằn quại, bạn vật vã, trải qua chục vòng feedback từ các động vật ẩn danh trải dài từ hươu cao cổ đến capybara bí mật trên Google Docs, cuối cùng cũng “đẻ” ra được đứa con tinh thần là bài viết mấy nghìn chữ của mình. 
Sau đó là hồi hộp chờ view. Hoặc/và chờ upvote trên Spiderum.
Gần đây tôi mới trải nghiệm như thế nào là có một bài viết 55 upvote và trên 1.500 view, đứng top 3 bài viết của tháng, là thành tính lớn nhất mà tôi đạt được trên Spiderum.
Tôi trân trọng nó lắm, nó vui lâu hơn khoảng thời gian tôi hạnh phúc khi nhận nhuận bút nhiều – chừng năm phút. Tiếp theo là gì? Câu trả lời chính là: 
“Giờ đây tất cả những gì tôi phải làm là giữ đầu mình cho thật yên tịnh và thanh thản cho đến sáng hôm sau, khi bắt đầu làm việc trở lại.” – Ernest Hemingway. [1]

Bàn về việc viết, phần cuối: lương 5 triệu, tinh thần 50 triệu Đọc thêm »

NHẬT KÝ NGƯỜI VIẾT | NGÀY 1- 11

Nhật ký người viết, ngày 1-11

Nhật ký người viết, ngày 1

Từ 12/5, mình sẽ bắt đầu series “Nhật ký người viết” này trên Threads để chia sẻ thêm về hành trình viết của mình.

Nay mình viết được đâu đó tổng cộng >5k chữ, cho một bài viết sắp tới về khủng hoảng danh tính và bàn về việc viết phần 2 (mình sẽ để link dưới comment bài bàn về việc viết phần 2)

Mở đầu ngày mới bằng việc trò chuyện với anh Duong Cong Son, mentor du học Nhật, Mỹ, Canada. Mọi người qua story ig ảnh @applymentor để đọc feedback của mình nhé. Một cuộc nói chuyện được cả về chất, cả về lượng với người anh cùng tần số ^^.

Nối tiếp bằng việc trò chuyện cùng một người anh làm website và kinh doanh rất giỏi, đang cố vấn về website chuyển đổi cho mình, anh Đỗ Đức Thông. Mình còn được hỏi về cách networking. Về vấn đề này, mình chỉ có 1 chữ là genuinity – chân thành thôi. Con người rất nhạy về năng lượng, sự vị lợi của bạn như cái kim lâu ngày trong bọc cũng lộ ra.

Đến cuối ngày thì năng lượng đi xuống, mình dành để edit và lên bài bàn về việc viết phần 2, vốn đã viết được một thời gian. Mời mn cùng đọc trên Spiderum để trải nghiệm đọc tốt nhất nhé ^^

Cuối ngày nữa mới là kiểu LOWlight của ngày. Thay vì là highlight, nhưng đó là một chuyện làm mình trăn trở, vì mình cũng đã từng lâm vào tình trạng như vậy. Như bạn thấy bên trái là mình năm ngoái, emo, nhìn mặt không có tinh thần. 6 tháng sau, mình đã healing và trở nên tốt hơn, nhờ nỗ lực bản thân và support system bên cạnh nữa. Vậy nên, cho những ai cần thì: What goes up, must come down. But when you’re down, the only way is up. Nếu chưa có lý do thì mình tìm lý do. Đừng nản lòng nhé. ^^

NHẬT KÝ NGƯỜI VIẾT | NGÀY 1- 11 Đọc thêm »

Bàn về việc viết, phần 2: Quá trình viết không kém gì 9 tháng 10 ngày

Về quá trình “thai nghén” một bài viết, trong 5517 từ.

1. Để viết tốt, bạn cần những người ủng hộ.
Tôi gặp người yêu hiện tại, Thiên Lượng, vào đầu tháng 12/2023. Trong buổi hẹn đầu khi tôi nói đùa rằng sẽ gác chân lên vai anh, anh ấy thắng gấp. Khi nghe tôi kể về những trải nghiệm của mình, anh ấy bảo cuốn như đọc truyện ấy.
Thế là tôi viết.
Anh ấy cũng nhắc tôi về những deadline, vì Thiên Lượng biết điều gì quan trọng với một kẻ thất nghiệp như tôi: sản phẩm.
Như bạn thấy đấy, Thiên Lượng rất lương thiện, thiện lương.
Chúng tôi đã quen nhau gần nửa năm rồi.
Thế là hằng ngày từ đầu tháng 12/2023 đến đầu tháng 1/2024, đều như vắt chanh, tôi dậy sớm, viết 2000 từ. Hết tháng 12, tôi đã có trong laptop sáu mấy ngàn từ.
2. Một ngày của nhà văn / người viết
James Clear có một bài viết cực hay [1] tổng hợp về chu trình hằng ngày của 12 nhà văn. Tôi xin trích phần về tác giả cuốn “Ông già và biển cả”.
“Khi tôi đang viết một cuốn sách hoặc một câu chuyện, tôi viết vào mỗi buổi sáng ngay sau khi bình minh. Không có ai làm phiền bạn và trời mát hoặc lạnh, bạn bắt đầu làm việc và ấm dần lên khi viết. Bạn đọc những gì bạn đã viết và, như thường lệ, bạn dừng lại khi biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, bạn tiếp tục từ đó.
Bạn viết cho đến khi đến một mốc nào đó vẫn còn năng lượng và biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, rồi bạn dừng lại và cố gắng sống qua đến ngày mai khi bạn bắt đầu lại. Bạn đã bắt đầu từ sáu giờ sáng, ví dụ, và có thể tiếp tục cho đến trưa hoặc kết thúc trước đó.
Khi bạn dừng lại, bạn trống rỗng, và đồng thời không bao giờ trống rỗng mà luôn được lấp đầy, giống như khi bạn vừa làm tình xong với người bạn yêu. Không có gì có thể làm tổn thương bạn, không có gì có thể xảy ra, không có gì có ý nghĩa cho đến ngày mai khi bạn làm lại. Thời gian chờ đợi đến ngày mai mới là thứ khó khăn để vượt qua.” – Ernest Hemingway đã trả lời phỏng vấn George Plimpton hay như vậy đấy [2].
Của Murakami thì sao nhỉ?

Bàn về việc viết, phần 2: Quá trình viết không kém gì 9 tháng 10 ngày Đọc thêm »

Bàn về việc viết, phần 1: Cách tôi viết 66.666 từ trong vòng 1 tháng

Để viết cần gì, trong 7.389 chữ.

Hoặc là bạn viết những gì đáng để đọc, hoặc là bạn làm những gì đáng để viết. – Benjamin Franklin
Bài nhạc gợi ý: The Manuscript – Taylor Swift

Đầu vào: “Điểm sàn” của nghề viết
Như mọi ngành nghề khác, để viết một cách đơn giản, bạn chẳng cần gì cả, ngoài một cái laptop (hoặc trong thời hiện đại ngày nay bạn có thể biên bài bằng điện thoại (bạn thân của nhiều KOL và content creator chính là ứng dụng Note mặc định của smartphone). Ví dụ của việc viết mà không cần gì nhiều chính là viết nhật ký. Một đứa trẻ tiểu học cũng có thể viết được.
Nhưng để viết hay, bạn cần đầu tư rất nhiều. Tôi, với sự tự kỷ và yêu bản thân như nguồn gốc cái tên Narcy là Narcicyst, xin phân tích và dẫn nguồn nhiều thứ cùng series Góc Khuất Người Con Gái của bản thân, đạt trên 21 nghìn lượt đọc ở Spiderum.
Động lực viết: chữ cũng như tình, theo tình tình chạy, chạy tình tình theo
Động lực bên ngoài (extrinsic motivation)
Động lực bên ngoài đề cập đến hành vi được thúc đẩy bởi phần thưởng bên ngoài. Những phần thưởng này có thể là hữu hình, chẳng hạn như tiền bạc, điểm số; hoặc vô hình, chẳng hạn như lời khen ngợi, danh tiếng.[1] — Van Dao – Jobsgo.
Chị Hiền Trang, một nhà văn trẻ nổi tiếng hiện nay với bút lực dồi dào, đại diện Việt Nam tham gia International Writing Program của Đại học Iowa, Mỹ đã từng nói (đại loại rằng):
Để làm nhà văn, cần một căn phòng yên tĩnh (1).
Một vài cú Google cho tôi biết thêm câu nói ấy nguồn gốc từ nữ tiểu thuyết gia Virginia Woolf trong bài luận: A Room of One’s Own [2]:
“A woman must have money and a room of her own if she is to write fiction; and that, as you will see, leaves the great problem of the true nature of woman and the true nature of fiction unsolved. / Một phụ nữ cần có tiền và một căn phòng riêng nếu cô ấy muốn viết tiểu thuyết; và như bạn sẽ thấy, điều đó để lại vấn đề lớn về bản chất thực sự của phụ nữ và bản chất thực sự của tiểu thuyết chưa được giải quyết.”
Tôi muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của tiền bạc giá lạnh tới việc viết.
Để viết hay, cần tài chính đầy đủ.

Bàn về việc viết, phần 1: Cách tôi viết 66.666 từ trong vòng 1 tháng Đọc thêm »

Narcy Nguyen