Quan Điểm

Con Người và A.I. – Nghiện Mà Ngại

Dưới 600 từ về mối quan hệ giữa người và AI.
Đề bài: Trả lời câu hỏi dưới đây nếu bạn muốn nhận được học bổng:
🌿Hãy viết một bài kể chuyện (trong khoảng 500 chữ) về một điều mới mẻ bạn làm gần đây.
Bài làm:
Ngày thứ nhất, tôi lần đầu chạm trán writer’s block – bức tường của người viết, sau khi biên 11 bài báo cho Hoa Học Trò và một bài review nhạc tlinh cho Spiderum dài hơn 4.000 chữ, tổng cộng 14.246 từ trong vòng 17 ngày. Mượn lời của Hemingway là tôi cạn giếng chữ. 14.246 chữ này tôi không dám dùng ChatGPT vì yêu cầu công việc như thế.
Ngày thứ hai, tôi mở ứng dụng Upwork, tự hỏi vì sao nhà tuyển dụng đọc xong proposal mà không phản hồi, cho đến khi tôi đọc một bản mô tả công việc ghi thẳng: “Nếu bạn dùng ChatGPT, tôi sẽ trả lời bằng sự thinh lặng. À, và công việc này yêu cầu bạn viết 15 bài/ tháng nhé.”
Ngày thứ ba, tôi nhìn trang Google Docs trắng mà ức chế, không làm được gì.
Bạn văn của tôi bảo rằng cậu làm việc như thế không kiệt sức mới lạ. Nghỉ ngơi, xem phim, kiếm sách mà đọc đi.
Sự trống rỗng kéo dài đến ngày thứ 10, biên tập viên thấy tôi hồi phục dần qua tần số status Facebook tôi đăng dày đặc, nói nhẹ nhàng: “Em chữa lành xong chưa Thủy?” Tôi ngoan ngoãn biên 1.000 chữ.
Được đà xông lên, tôi viết tiếp truyện ngắn 2.000 từ vì mai là ngày cuối học viết. Tôi ngồi ở quán cafe cứ ngồi là ra chữ từ sáng đến chiều để tạo cảnh đông đúc, gọi cốc đen đá vì nó là thứ rẻ nhất, nhưng nhiều đường vì tôi yếu đuối, chốt sổ cuối ngày bằng một bài chửi 1.000 chữ do tôi thấy có người mỉa mai thần tượng của mình. Còn gì truyền cảm hứng hơn, tôi cào phím đến 1 giờ sáng rồi bấm Ctrl C và Ctrl V vào ChatGPT, hỏi rằng: “Những gì tôi viết có nhạy cảm quá không?”

Con Người và A.I. – Nghiện Mà Ngại Đọc thêm »

Anh Trai Say Hi và Khánh Vy làm gì khi dính “phốt”? Bài học xử lý khủng hoảng truyền thông cho cá nhân và doanh nghiệp

Sẽ thế nào khi trên con đường tạo ra một tác phẩm hay, họ gặp khủng hoảng truyền thông, hay còn được gọi với một cái tên gần gũi và ngắn gọn hơn là “phốt”?

Anh Trai Say Hi và Khánh Vy làm gì khi dính “phốt”? Bài học xử lý khủng hoảng truyền thông cho cá nhân và doanh nghiệp Đọc thêm »

Làm gì khi thần tượng dính phốt (phần 2) – Xin phép cất gọn poster của Thắng (Ngọt), Nhã Nam, Han So Hee, Nam Em vào góc

Bất ổn tâm lý của nghệ sĩ: Giận thì giận, mà thương thì… khó!

“Lời nói dối đi nửa vòng trái đất trước khi sự thật có cơ hội mặc được quần.” – Winston Churchill

Tựa đề bài viết này lấy cảm hứng từ một câu nói nổi tiếng của fangirl Kpop khi idol mình hẹn hò trong khi đã có fan, tôi xin phép chế lại cho phù hợp với hoàn cảnh này:

“Tạm biệt Thắng, Han So Hee và Nam Em, khóc xong rồi thì thôi cất gọn poster ba người vào góc, mình tạm thời không nhìn nhau idol nhé. Mỗi lần nhìn thấy 3 người, em sợ lại làm tim mình đau hơn. Em không biết em có vượt qua cú sốc này không nữa. Chờ ba người nửa năm, để rồi nhận trái đắng như vậy. Album đặt rồi cũng không muốn lấy về nữa. Em chưa đủ chín chắn để chấp nhận sự thật này, chắc là vậy, nên em đành ích kỷ vậy thôi. Em cảm thấy như bị lừa vậy, công sức lo lắng cho idol thừa rồi vì ba người chắc vẫn luôn hạnh phúc bên ai kia. Tình yêu của fan với mọi người chắc không đủ. Ba người thừa biết fangirl là như thế nào mà, vậy mà mọi người vẫn như vậy.
Tạm biệt mọi người, cho em ích kỷ lần này nhé. Hẹn gặp lại khi em đã mạnh mẽ hơn, em không quay lưng đi nhưng em sẽ dừng lại.”

Tôi lại thấy nó phù hợp với tình trạng của Thắng (Ngọt), Nhã Nam, Han So Hee và Nam Em hơn cả.

Những trường hợp khó bênh vực

Những ngày gần đây, ý tôi là hơn một tháng trước với đỉnh điểm là 30/4, Thắng (Ngọt) liên tục làm fan lo lắng thì ít mà khó chịu thì nhiều với chuỗi liên hoàn status gây tranh cãi.

Chuyện này không chỉ là PR cho MV “Nó”, nơi anh cởi trần, phô bày những tâm tư của mình trên MV. Anh phô bày quá nhiều sự bất ổn tâm lý của mình trên status cá nhân như thể quên rằng Facebook không có chế độ “chỉ mình tôi”. Bởi người ta buồn nhưng người ta muốn khán giả biết điều đó chứ giữ riêng nỗi buồn cho mình thì… buồn và cô đơn lắm.

Ừ thì anh sai lè ra, anh sai vì anh là chính mình. Nhưng mà, “là chính mình” từ lâu đã là một câu nói gây tranh cãi. Như một lời khuyên self-help: bạn chỉ cần là chính mình.

Như vậy thì không đủ, bởi con người thì phải phát triển, không nên dậm chân tại chỗ.

Câu ‘Ừ thì anh sai, vì anh là chính mình” cũng giống như lời xin lỗi của Tổng Giám đốc Nhã Nam – ông Nguyễn Nhật Anh. Lời xin lỗi ấy khiến toàn tập thể công ty Nhã Nam có một ngày Giỗ tổ Hùng Vương không an lành.

Dẫu sau đó Phó Tổng giám đốc Nhã Nam đã có động thái phù hợp hơn là ra quyết định đình chỉ làm việc ông Nhật Nam, thế nhưng, đó là phương án xử lý, chứ không giải quyết cốt lõi vấn đề là vụ quấy rối tình dục, vốn là một tội ác chứ không đơn thuần chỉ là khủng hoảng truyền thông nữa. Một tháng đi qua, làn sóng tẩy chay Nhã Nam vẫn còn mạnh, công ty thì tiếp tục ra sách mới, block sạch những người react giận dữ trên từng status và comment của mình.

Chuyện “nghe nhạc, không nghe đời tư” có thực tế hay không?

Làm gì khi thần tượng dính phốt (phần 2) – Xin phép cất gọn poster của Thắng (Ngọt), Nhã Nam, Han So Hee, Nam Em vào góc Đọc thêm »

Khủng hoảng danh tính ở nam giới – Gia trưởng hay ra chưởng mới lo được cho em?

Trong 4246 từ, hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp thế giới “giảm tương tác”.

Cảm hứng để viết bài này là phải nhờ vào một hate comment đầu dòng không biết viết hoa trong bài “Khủng hoảng tính nữ – Làm thế nào để được xem là một phụ nữ “đích thực” trong thời đại ngày nay?”.

“- bàn về khủng hoảng thì bạn chỉ bàn về khủng hoảng của nữ trong khi ai cũng có khủng hoảng. Xã hội có khuôn mẫu của vai trò của mỗi người và việc gặp khó khăn với khuôn mẫu là phổ biến. Vậy tại sao bạn lại chỉ nhằm vào nữ giới trong một vấn đề rộng như vậy? , là vì bạn muốn kêu ca làm nạn nhân à hay bạn không muốn cân nhắc tới khủng hoảng của giới khác?”

Phản biện của tôi rằng: Vì tôi là phái nữ nên viết bài về nam giới, ai mà tin? Nhưng rồi tôi suy nghĩ thêm: Erik Erikson cũng là nam giới viết về nữ giới, viết rất đúng là đằng khác. Tuy nhiên, ông ấy là một nhà tâm lý học nổi tiếng, còn tôi thì không. Dẫu vậy, như anh Tornad đã nói trong bài viết này về việc chúng ta nên xem trọng ý kiến nhiều hơn thẩm quyền; đó là nguồn cảm hứng để tôi viết nên bài viết này, để cánh đàn ông có được góc nhìn về sự nam tính được nữ giới công nhận như thế nào.

Để tóm tắt bài viết này trong một câu thì sẽ là câu: Nếu ở phụ nữ có một khuôn mẫu nhất định về tính nữ là phải sinh đẻ – một chồng, hai con thì ở nam giới, thiếu hẳn một khuôn mẫu lành mạnh về hình tượng nam tính để đàn ông có thể nương theo và phát triển bản thân.

Đây cũng chính là chủ đề chính của bài nghiên cứu “Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới” của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), là nguồn tham khảo chủ yếu của tôi cho bài viết này.

Khủng hoảng danh tính ở nam giới – Gia trưởng hay ra chưởng mới lo được cho em? Đọc thêm »

Khủng hoảng tính nữ – Làm thế nào để được công nhận là một phụ nữ “đích thực” trong thời đại hiện nay?

Là phụ nữ khó lắm, phải đâu chuyện đùa. Phân tích khủng hoảng danh tính ở Natalie Portman, tlinh, coach Cát Thảo Nguyễn và 3 thế hệ phụ nữ trong một gia đình.

Khủng hoảng tính nữ – Làm thế nào để được công nhận là một phụ nữ “đích thực” trong thời đại hiện nay? Đọc thêm »

Soi camera, không cho nhân viên đi vệ sinh nhiều, mắng mỏ qua tin nhắn: Ngồi xa để “quản lý trong im lặng” kiểu này cũng phản tác dụng!

“Không phải lúc nào cũng cần quản lý trong im lặng, có những người phù hợp và phát triển hơn dưới cách quản lý chặt chẽ và nghiêm túc”.

Soi camera, không cho nhân viên đi vệ sinh nhiều, mắng mỏ qua tin nhắn: Ngồi xa để “quản lý trong im lặng” kiểu này cũng phản tác dụng! Đọc thêm »

Narcy Nguyen