nổi tiếng

Nổi Tiếng Sao Mà Khổ Vậy Nè? (Phần 3)

Phần 3 nói về việc mất đi sự thân mật, những ảo tưởng, sự thiếu ranh giới, sự ái kỷ, yếu tố nổi tiếng, sự chối bỏ và ảo tưởng về sự vĩ đại của bản thân, tác động đến những mối quan hệ.

Bản quyền bài viết gốc thuộc về Tiến sĩ Patrick Wanis.
“Các bạn yêu tôi, các bạn thực sự, thực sự rất yêu tôi” – Việc mất đi sự thân mật và ảo tưởng
Trong bộ phim The Mask, Jim Carrey đã chế giễu một bài phát biểu nổi tiếng của Sally Field khi nhận giải thưởng, với lời cảm ơn đầy xúc động, mặc dù bị trích dẫn sai: “Cảm ơn! Các bạn yêu tôi. Các bạn thực sự rất yêu tôi.” 
Cả phiên bản parody và bài phát biểu thực tế tại Oscar đều được dành cho các ngôi sao Hollywood khác – những người bỏ phiếu cho giải Oscar. Tuy nhiên, khát khao được yêu thích, được chấp nhận là điều phổ biến, nhưng lại được phóng đại mạnh mẽ hơn đối với những người nổi tiếng.
Khi danh tiếng và những cái bẫy xung quanh nó chiếm lĩnh cuộc sống (bao gồm cả sự cô lập, nỗi cô đơn và khoảng cách với gia đình), bạn tìm đến người hâm mộ để giải tỏa cơn khát được thân mật – đôi khi “tình yêu và sự chú ý” của họ còn mạnh mẽ và lôi cuốn hơn cả gia đình. Họ liên tục bày tỏ tình cảm, từ những tấm thiệp, hoa, thư tay, tiếng hò reo vang dội đến sự chú ý không ngừng nghỉ. Điều đó khiến bạn khó cưỡng lại việc được công chúng tôn thờ – một cảm giác mà gia đình không thể mang lại được.
“Vì sao tôi lại quan tâm người khác nghĩ gì nhỉ? Nhưng thực sự là tôi có quan tâm. Tôi không thể giả vờ là không quan tâm được. Điều đó khiến tôi bất an. Cả thế giới đưa ra ý kiến về bạn mà không hề gặp bạn. Điều đó không nên làm tôi phiền lòng, nhưng thực sự, nó có. Nó làm tôi phiền lòng.” – Jennifer Lawrence, 2015
“Khi còn trẻ, bạn để tâm đến suy nghĩ của người khác. Và bạn xem những người thân của mình là lẽ đương nhiên. Bạn lãng phí rất nhiều năng lượng để tạo ấn tượng tốt với người lạ. Khi bạn trưởng thành hơn, bạn tập trung năng lượng đó vào những người thân thiết, vào gia đình. Và bạn lịch thiệp hơn.” – Michael Douglas chia sẻ về việc đã không trân trọng người vợ Catherine Zeta-Jones của mình, thay vào đó tập trung vào sự chú ý và chấp nhận từ người khác, dẫn đến cuộc chia tay tạm thời của họ.

Nổi Tiếng Sao Mà Khổ Vậy Nè? (Phần 3) Đọc thêm »

Nổi Tiếng Sao Mà Khổ Vậy Nè? (Phần 2)

Phần 2 nói về việc bị mất sự tự chủ, nhân cách phân ly, cái tôi, sự tự mãn, cơn nghiện sự nổi tiếng và ham muốn bất tử.

Bản quyền bài viết gốc thuộc về Tiến sĩ Patrick Wanis.
6. “Tôi chỉ là một món hàng hóa mà tất cả mọi người đều có quyền sở hữu” – Sự vật hóa và xây dựng thương hiệu 
Muốn nổi tiếng thì bạn phải xây dựng hình ảnh. Những người nổi tiếng thành công thực sự đều có thương hiệu, và nhiều người biến thương hiệu đó thành lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, đi cùng với hình ảnh và thương hiệu đó là cảm giác “Tôi là một thực thể được thiết kế để mang lại lợi nhuận cho người khác.”
Bạn bị biến thành một vật phẩm thương mại thông qua thương hiệu và hình ảnh được tạo ra bởi truyền thông và đội ngũ người hỗ trợ (nhân viên quan hệ công chúng, người đại diện, quản lý, luật sư, cố vấn hình ảnh, stylist, trợ lý, v.v.). Dù bạn tận hưởng nhiều thành quả về tiền bạc, bạn vẫn cảm thấy bị áp đảo và chi phối bởi hình ảnh mà mọi người nghĩ về bạn. Nghịch lý thay, mặc dù bạn sở hữu quyền lực và sức ảnh hưởng lớn, bạn vẫn cảm thấy bất lực – như thể bạn bị sở hữu bởi công chúng, và dĩ nhiên, bởi tất cả những người hưởng lợi từ bạn.
“Tôi không muốn trở thành một sản phẩm… Tất nhiên, bạn muốn các bộ phim mình đóng sẽ thành công. Nhưng tôi không muốn biết… ai đang hot và ai hết thời, ai kiếm được bao nhiêu tiền, và ai đang qua lại với người phụ nữ này hay người phụ nữ kia. Tôi muốn giữ mình hoàn toàn ở ngoài tầm với và xa rời tất cả điều đó.”
– Johnny Depp, Esquire Magazine, tháng 1 năm 2007

Nổi Tiếng Sao Mà Khổ Vậy Nè? (Phần 2) Đọc thêm »

Nổi Tiếng Sao Mà Khổ Vậy Nè? (Phần 1)

Phần 1 nói về những kẻ ký sinh, cám dỗ, mất quyền riêng tư, vấn đề về niềm tin, bị cô lập và sự cô đơn.

Bản quyền bài viết gốc thuộc về Tiến sĩ Patrick Wanis.
Nguồn cảm hứng: Trong một lần research tài liệu về những tác hại của việc nổi tiếng thì mình đã đọc được series 20 vấn đề này của tiến sĩ Patrick Wanis. Mình thì còn lâu mới nổi tiếng nhưng mình thấy rất hay, giả bộ nghiên cứu để chờ thời.
Nay mình dịch để kiếm cớ than khổ tiếp, ý mình là, dịch để những người chờ thời cùng đọc, cùng manifest và cùng tự nhiên thấy mấy thằng giàu sao mà tội ghê haha.

Nổi Tiếng Sao Mà Khổ Vậy Nè? (Phần 1) Đọc thêm »

Narcy Nguyen