20 điều mình đọc được từ trường Ngoại Thương (phần 2)
Nguồn ảnh: Kênh 14
Dưới đây là 5 bài học tiếp theo, trong 4457 chữ, mà mình rút ra được trong quá trình học tập ở trường Đại học Ngoại Thương sơ sở 2 Hồ Chí Minh. Bài viết được viết khi mình học năm 2, 2017 và cập nhật thêm tính đúng sai khi mình ra trường 4 năm, 2024.
Link 5 bài học đầu: 20 điều mình đọc được từ trường Ngoại Thương (phần 1)
Bài học thứ 6: Hãy biết nhìn xa hơn ấn tượng đầu tiên
Ngoại Thương có 3 chương trình học, một là lớp thường, hai là lớp chất lượng cao, ba là lớp liên kết. tôi và nhiều bạn chọn học lớp chất lượng cao với kỳ vọng được rèn luyện ngoại ngữ. Cho đến khi gặp giáo viên thì một số sinh viên bọn tôi đã “tá hỏa”: giáo viên nói tiếng Anh không hay.
Tôi không nói là phần đông giáo viên trường tôi đều như vậy, tuy nhiên, là lứa học sinh vừa trải qua quá trình rèn luyện Anh văn mỗi ngày để thi đại học, phản ứng của chúng tôi đương nhiên là khó chấp nhận, và cũng bởi vì chúng tôi đã đóng một khoản tiền không nhỏ – gần như gấp đôi lớp thường – để được học chương trình chất lượng cao này. Tuy nhiên, được một vài buổi, trong khi bạn bè tiếp tục bới lỗi của giáo viên thì tôi đã thấy mệt mỏi về chuyện đó và quyết định… lơ nó đi cho xong và tập trung vào những điều quan trọng hơn.
Có một câu nói hay: “First impression is last impression/ Ấn tượng đầu cũng là ấn tượng cuối”, câu này đúng trong nhiều trường hợp và đặc biệt quan trọng khi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, tôi tự hỏi, nếu cứ áp dụng nó vào mọi chuyện, có phải chúng ta đang tự bó hẹp mình, không chịu mở rộng tấm lòng để đón nhận những điều tốt đẹp khác từ người đối diện? Tôi không nói giáo viên nói tiếng Anh không hay là một điều tốt, tôi chỉ nói rằng, là một sinh viên, chúng ta có thay đổi được điều đó không? Thay đổi hay không là đến từ cá nhân mỗi người, và thật ra ai cũng biết rằng việc thay đổi cách nói chuyện, cách phát âm, cách nhấn nhá trong tiếng Anh không phải là một điều dễ dàng. Hơn nữa, mặc dù ngoại ngữ là một công cụ, đa phần mỗi người đều tư duy bằng loại ngôn ngữ mà họ cho rằng dễ sử dụng nhất, nên nếu giáo viên có nhiều từ vựng tiếng Việt hơn thì hẳn họ giảng bằng tiếng Việt sẽ hay hơn dù họ hoàn toàn có thể giảng bằng tiếng Anh (mà đôi lúc họ giảng tiếng Anh tôi còn không thấm bằng giảng tiếng Việt). Hơn nữa, bằng việc không tập trung xem xét lỗi khi nói tiếng Anh của họ, tôi đã có thể nhận ra được nhiều điểm tốt từ giảng viên của tôi: chính là việc họ rất giỏi ngữ pháp và có nhiều kiến thức ở nhiều mảng khác nhau.
Hơn nữa, bản chất của con người là thay đổi, nếu chúng ta không chịu nhìn xa hơn khuyết điểm của họ, e rằng ngay cả khi họ đã cải thiện nhược điểm của mình và trở thành con người tốt hơn, chúng ta sẽ còn không màng công nhận nỗ lực ấy.
Cập nhật 2024: Những quy luật đều có một quy luật phản tư và bổ trợ cho quy luật ấy như hai mặt của một đồng xu, quy luật bổ sung cho “Hãy biết nhìn xa hơn ấn tượng đầu tiên” chính là “Cách bạn làm một việc là cách bạn làm mọi việc”.
Lý do chúng ta cần chỉn chu trả lời được (hầu) hết các câu hỏi khi phỏng vấn xin việc là bởi vì nhà tuyển dụng nhận rất nhiều hồ sơ và bạn chỉ có một (hiếm lắm là hai) cơ hội để gây ấn tượng với họ.
Lý do chúng ta cần ăn mặc đẹp và cư xử đàng hoàng ở buổi hẹn đầu là bởi vì cách một người hành xử trong buổi hẹn đầu tiên ấy sẽ quyết định có buổi hẹn thứ hai, thứ ba hay là người kia sẽ về và cho họ ăn bánh mì bơ/ghost.
Năm 2019, tôi hẹn hò với một anh chàng. Tôi nhớ rằng anh ta đi một chiếc xe gì đó nhìn cũ cũ, hiệu Honda. Về nhà mới thấy chiếc SH dựng ở phòng khách. Anh ấy hỏi tôi có muốn anh đi SH không, tôi trả lời: “Không cần đâu, đi SH dễ bị công an túm.”
Năm 2023 trở đi: Tôi phải công nhận tôi cảm thấy yên tâm hơn khi đối tượng đi Air Blade thay vì chiếc xe Sirius cũ mèm (của chính tôi). Tôi cũng đang tập đi Vision để được taken more seriously/ được xem trọng. Mục đích của mẹ tôi khi nói tôi đi Vision đi là thế. Còn mục đích của tôi là để tôi mặc chân váy dài nhìn không bị rẻ tiền.
Bài học thứ 7: Hẹn hò thời sinh viên
tôi hay nhận được lời than thở “Làm sao để có bồ?” từ những người bạn của tôi, nhiều đến nỗi tôi bàng hoàng nhớ ra từ thời chị của tôi (khoảng 8 năm về trước) hình như đây cũng là điều gây nhức nhối thì phải. tôi nhớ rằng lúc ấy là khoảng hai năm sau khi chị tôi ra trường, có một lần tôi về nhà và thấy chị tôi cùng bạn bè đang ngồi nghe dì của tôi, lúc đó đang U40, chỉ giáo về việc… làm thế nào để có người yêu (!). Tôi thì trước giờ luôn cho rằng tình yêu là một khoản đầu tư nghiêm túc thực sự, bởi vì, yêu đương cũng như kinh doanh hay học tập thôi, để thành công thì phải có quá trình luyện tập. Hơn nữa, nếu tình yêu thời cấp ba đầy màu hồng thì tình yêu thời đại học phần nào thực tế hơn vì môi trường thay đổi, con người thay đổi, và hai người cũng đã bắt đầu phải biết lo lắng cho tương lai, tiền bạc, sự nghiệp, địa vị. Một điều rất quan trọng nữa là bố mẹ chúng ta thường khuyên bảo “Con cái phải lo học hành” khi ta còn đang học, để rồi lại hối thúc ta lập gia đình sớm thật là sớm khi ta đã ra trường. Vậy khoảng thời gian bốn năm đại học liệu có đủ để tìm một ý trung nhân không? Bởi vậy, tôi cho rằng bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt. tôi không cho rằng hẹn hò là điều bắt buộc vì tôi thấy độc thân cũng có cái vui của nó, tuy nhiên, đây là hai tips nhỏ mà tôi nghĩ sẽ hữu ích nếu bạn đang muốn tìm người yêu thời đại học:
- Gặp người mới nhiều lên. Nếu chờ hoài người ấy chưa tới thì tôi nghĩ bạn nên đi kiếm họ ở những môi trường mới. Đấy có thể là một câu lạc bộ khác, một lớp học thêm khác, một trường khác, biết đâu ở một đất nước khác cũng không biết chừng. Một số cách tìm người mới của chị Huyền Chip [1] như sau:
“Làm sao để gặp được người mới?
Bọn bạn tôi kêu rằng tụi nó không kiếm được người yêu vì không gặp được người mới. Đến lớp học thì ngồi nghe thầy giảng sao dám nói chuyện. Ra đường đâu dám tự nhiên chặn ai đó lại bảo “Mày dễ thương quá cho tao số điện thoại đi” — nó từ chối tôi hay tát cho tôi phát thì sao. Lên mạng lại gặp mấy đứa treo đầu dê bán thịt chó. Tụi nó hỏi tôi làm sao tôi gặp được nhiều người mới thế. Tuần nào tụi nó cũng thấy tôi hẹn hò cà phê hay ăn uống với ai đó thú vị.
Tôi nhận ra rằng khi tôi càng cố gắng gặp người mới, khả năng thất bại của tôi càng cao. Con người rất dễ nhận ra sự “tuyệt vọng” của đối phương — thấy ai đó càng cần tôi thì càng cố gắng tránh xa người đó ra. Với lại, gặp người mới rồi biết nói chuyện gì? Bao nhiêu lần bạn gặp ai đó thú vị, dễ thương lắm mà rồi chả biết nói chuyện gì, mối quan hệ chẳng đi về đâu?
Tôi không bao giờ gặp ai đó mới chỉ vì muốn gặp ai đó mới. tôi thường làm những cái tôi yêu thích và trong quá trình đó, tôi gặp người chia sẻ đam mê với tôi. Ví dụ, tôi thích leo núi, tôi thường xuyên đến câu lạc bộ leo núi, đứng gần mấy người có vẻ chuyên nghiệp xin lời khuyên. Họ thấy tôi có tinh thần học hỏi nên rủ tôi đi leo núi ngoài trời cùng. Hồi Bitcoin còn là gì đó xa lạ, tôi muốn tìm hiểu về nó nên nhờ bạn bè tôi giới thiệu ai đó rành về cái đó giúp tôi, qua đó gặp đứa từ hồi học năm thứ 2 đã là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Ethereum. Trong 1h nó giải thích cho tôi nhiều cái mà tôi nghĩ nếu tôi tự đọc trên mạng chắc phải mất vài ngày. Hồi đấy chẳng ai biết Ethereum là gì, nhưng giờ thì giá đã tăng gấp mấy trăm lần và tự nhiên bạn đó siêu giàu, bỏ học lập công ty luôn. Hồi tôi tìm hiểu về TensorFlow, tôi đọc được một cuốn sách về TensorFlow. Tôi email anh chàng tác giả. Hai đứa gặp nhau, tranh luận chán chê về TensorFlow và giờ anh chàng đã trở thành bạn trai tôi.”
- Bớt khắt khe khi mọi thứ còn quá sớm. Một người bạn của tôi kể cho tôi nghe về người đang crush bạn ý, hai người chưa nói chuyện nhiều đâu, thế nhưng bạn tôi đã có hẳn một loạt đánh giá, nào là anh ấy bị loại ở vòng cuối cuộc thi quản trị viên tập sự chứng tỏ anh chưa thực sự giỏi, nào là nhà anh ấy giàu nên không biết có phải loại con trai ỷ lại, không biết vượt lên chính tôi không. tôi mới tròn mắt: “Ủa chưa nói chuyện nhiều mà mày sao khó vậy?”. Bạn ý trả lời: “Phải tính hết chứ ba.” Tôi thì trước giờ vẫn nghĩ “Người tính không bằng trời tính”, vả lại, nếu không hợp, tôi tin vào khả năng chấp nhận, thấu hiểu và thay đổi của con người nếu họ thực sự muốn cố gắng về mục đích chung. Về việc áp đặt tiêu chuẩn trong một mối quan hệ thì trong video tựa đề “Có phải tiêu chuẩn người yêu của bạn quá cao?” [2], chuyên gia tình yêu Matthew Hussey đã nói rất đúng, rất hay rằng: “Bạn nên đặt câu hỏi rằng: có phải bản thân đang áp đặt một tiêu chuẩn quá sớm với mọi người đến nỗi không cho bất kỳ ai có cơ hội thiết lập một sợi dây liên kết với tôi không?”. Đây là một video rất hay mà tôi nghĩ bạn nên xem nếu thắc mắc về tiêu chuẩn dành cho người yêu của bản thân tôi.
Cập nhật 2024: tôi xin bổ sung thêm:
- Gặp người mới: hãy luyện ngón cái bằng ứng dụng hẹn hò. Tôi gợi ý: Tinder, một bể rác. Và Bumble: một bể rác nhưng trí thức hơn xíu và biết tiếng Anh. Tìm được người để hẹn hò trên các ứng dụng này là bạn phải gạn rác tìm vàng, tuy nhiên bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều loại người, vậy nên, cố lên nhé. Tuy vậy, tôi thấy cách của chị Huyền Chip sẽ đỡ hơn, xác suất gặp người hợp gu của mình cao hơn.
- Bớt khắt khe khi mọi thứ còn quá sớm: Tôi vẫn thấy điều này đúng. Sau mấy tháng trên ứng dụng hẹn hò, tôi đã tự đề ra rất nhiều luật: không quẹt người không để mặt, không quẹt người để 420 trên bio, không quẹt người để bio nhạt nhẽo, v.v… cuối cùng người yêu tôi hiện tại là người hợp với tôi nhất trong 650 tương hợp đã là ngoại lệ của tôi 🙂 Chỉ vì anh ấy để hình Taylor Swift – thần tượng của tôi. Và đương nhiên là hình Taylor chỉ là điều kiện cần, tính cách anh ấy mới là điều kiện đủ.
Bài học thứ 8: Trai gay nhiều quá, thị trường cho tôi ở đâu?
Đây chính là câu hỏi mà bạn bè tôi trăn trở nhiều thứ hai, chỉ đứng sau câu “Làm sao để có bồ?”
Cộng đồng LGBT ở trường tôi cũng khá đông, nữ sinh trường tôi hỏi câu này cũng nhiều. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là khi tôi hội ngộ lại với bạn cấp ba, một đứa học Sư phạm, một đứa học Y Phạm Ngọc Thạch thì tụi nó cũng hỏi tôi y chang như vậy. Thậm chí còn thiết tha rằng: “Trai cho gay nhiều quá, trai dành cho mình lại chẳng thấy đâu.”
(Đương nhiên chỉ là cảm nhận cá nhân thôi nhé, chứ tôi nghĩ chưa ai làm khảo sát xem thật sự bao nhiêu người là LGBT trong các trường đâu)
Bạn ở Phạm Ngọc Thạch đặc biệt bối rối: “Thực sự càng học sâu vào y tao càng biết được rằng quá trình tạo ra một đứa con trai nó rất ư phức tạp, có rất nhiều tác nhân trong đó, vậy mà chẳng hiểu sao lại nhiều gay như vậy.”
Đến đây thì tôi biết từ cấp ba lên đại học, tôi và bạn bè cũ đã có một khoảng cách như thế nào. Có lẽ do tôi quan tâm các vấn đề về giới tính hơn nên tìm hiểu nhiều hơn chăng? Bởi vì đây thực sự là một hiểu nhầm của rất nhiều người. tôi mong qua bài post này mọi người có thể hiểu thêm 1 điều như sau: Cần phân biệt giới tính (gender) và xu hướng tính dục (sexual orientation). Giới tính là nam, nữ, vô tính. Xu hướng tính dục là gay, les, thẳng, bisexual, pansexual, asexual… Giới tính do gene quyết định, trong khi xu hướng tính dục được quyết định do nhiều yếu tố khác trong đó có trải nghiệm xã hội [3]. Còn về việc trai gay nhiều thế thì trai thẳng đâu mà yêu, ý kiến của tôi là: Trai gay nhiều chứng tỏ thế giới đã mở lòng hơn với LGBT và họ đã thoải mái trong việc sống thật với chính họ hơn, chúng ta nên mừng cho họ. Còn về phần mình, nếu tôi tập trung đầu tư cho chính tôi, cho ngoại hình, nhân cách, năng lực thì ở đâu tôi cũng sẽ có người chú ý. Đó cũng là lý do vì sao ở Ngoại Thương, bạn tôi người mười người theo cũng có mà người không ai theo cũng có. À, vẫn còn duyên mệnh nữa. Nhưng thôi, nếu tin nhân mệnh thắng thiên mệnh thì cứ tập trung làm những điều tôi cho là đúng, là tốt đã.
Cập nhật 2024: Theo WebMD, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng xu hướng tình dục (bao gồm cả đồng tính và song tính) là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường, cảm xúc, hormone và sinh học. Nói cách khác, nhiều yếu tố góp phần vào xu hướng tình dục của một người, và các yếu tố này có thể khác nhau đối với các cá nhân khác nhau.[4]
Health.harvard.edu đặt câu hỏi: “Bạn là ai hôm nay? Bạn là ai một thập kỷ trước? Đối với nhiều người trong chúng ta, những thay đổi trong cuộc sống của chúng ta – mối quan hệ, công việc, tình bạn, nơi chúng ta sống, những gì chúng ta tin tưởng – là điều duy nhất không đổi. Tuy nhiên, một quan niệm sai lầm phổ biến là xu hướng tình dục phát triển ở độ tuổi sớm và sau đó ổn định suốt đời.
Thực tế, những thay đổi về xu hướng tình dục là một điểm chung trong cuộc sống của nhiều người. Mọi người có thể trải qua những thay đổi trong việc họ bị hấp dẫn bởi ai, họ quan hệ tình dục với ai, và nhãn hiệu nào họ sử dụng để mô tả xu hướng tình dục của tôi. Những thay đổi như vậy trong xu hướng tình dục được gọi là tính sự linh hoạt của tình dục.
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể trải qua những thay đổi trong xu hướng tình dục của họ, tính lưu loát tình dục thường phổ biến hơn ở những người trẻ và trong số những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới, queer, và các danh tính khác).
Tính linh hoạt của tình dục có thể bao gồm:
- Những thay đổi trong sự hấp dẫn: Một người có thể bị hấp dẫn bởi một giới tính vào một thời điểm và sau đó bị hấp dẫn bởi một giới tính khác hoặc nhiều giới tính vào một thời điểm khác.
- Những thay đổi trong việc dán nhãn danh tính: Một người có thể xác định là đồng tính nữ vào một thời điểm và sau đó xác định là song tính vào một thời điểm khác.
- Những thay đổi trong hành vi tình dục: Một người có thể có bạn tình là một phụ nữ cisgender vào một thời điểm và sau đó có bạn tình khác là người không phân biệt giới tính vào một thời điểm khác. (Một phụ nữ cisgender là người được xác định là nữ khi sinh và tự nhận là phụ nữ. Một người không phân biệt giới tính là người được xác định là nữ hoặc nam khi sinh và không tự nhận là phụ nữ hay đàn ông.)
Tính linh hoạt của tình dục xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Đối với một số người, điều này xảy ra khi họ gặp gỡ người khác và khám phá ra những sự hấp dẫn mới. Đối với những người khác, tính lưu loát tình dục có thể xảy ra khi họ tìm hiểu về một danh hiệu của danh tính mới phù hợp hơn với trải nghiệm của họ. [5]
Tuy nhiên, việc thay đổi xu hướng tính dục nên diễn ra tự nhiên. Những hoạt động cưỡng ép thay đổi đều cho kết quả xấu đến cực xấu. Nếu bạn Google “conversion therapy”, tức là phương pháp thay đổi xu hướng tính dục (nói nôm na là “bẻ cong thành thẳng”) từ đầu tiên hiện lên sẽ là “ineffective”, tức “không hiệu quả”. Những phương pháp mang tính cưỡng ép và vô đạo đức như điều kiện hóa gây khó chịu (ví dụ: điện giật, thiếu thức ăn và chất lỏng, ngửi mùi muối và buồn nôn do hóa chất), phản hồi sinh học, thôi miên, phục hồi thủ dâm. Cơ sở của các kỹ thuật này là giả định rằng việc thuộc cộng đồng LGBTQ+ là rối loạn tâm thần, xu hướng tính dục và bản dạng giới có thể và nên được thay đổi. Những điều này không dựa trên bằng chứng y tế và khoa học.
Bài học thứ 9: Quy tắc 80 – 20
Đây là nguyên lý Pareto hay còn gọi là quy luật thiểu số quan trọng về phân bổ nhân tố. Quy tắc này nói rằng: trong nhiều sự kiện, 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Quy tắc này có thể ứng dụng được trong rất nhiều việc: nào là trong kinh doanh, nếu biết tập trung nguồn lực vào đúng một bộ phận khách hàng có lợi nhất (chiếm khoảng 20% tổng lượng khách hàng) thì có thể đem lại được tới 80% doanh thu công ty, và điều tương tự cũng xảy ra trong quá trình gọi vốn, marketing, quản lý thời gian, học tập,…
Tôi đã nghe quy tắc này từ năm nhất, nhưng gần đây nghe lại vào tiết Anh văn khi cô tôi chỉ cách áp dụng nó vào tình yêu. Cô cho rằng, trong các mối quan hệ, bạn không cần phải thỏa mãn hết 100% nhu cầu của đối phương mà chỉ cần thỏa mãn những nhu cầu cốt lõi của họ để trở thành một người tình tốt. Tức là tập trung 20% nỗ lực để đạt được 80% kết quả. Cô lấy ví dụ rằng tôi rất giỏi việc nhà, nhưng cô lại không đặt áp lực lên bản thân phải làm hết việc nhà. Thay vào đó, cô luôn cố gắng trở thành một người tình biết lắng nghe vì đó chính là điều mà chồng cô đặt nặng nhất. Nhờ vậy mà cô luôn cảm thấy thoải mái và tự tin, không bị áp lực phải đáp ứng hết tất cả yêu cầu của người yêu tôi. Những câu chuyện của cô làm tôi thấy rất hứng thú và lại một lần nữa thấm thía bài học: bạn không phải làm tất cả mọi chuyện, chỉ cần tập trung làm đúng những điều cốt lõi.
Cập nhật năm 2024: Quy luật bổ sung cho Pareto chính là “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”(Pauxtopxki). Khi đã chọn ra được điều thiểu số nhưng tạo ra đa số kết quả, bạn cần hết sức tập trung vào tiểu tiết để sản phẩm đầu ra phát huy được tối đa tiềm năng của mình. Cần tìm kiếm cách cải thiện từng chi tiết nhỏ, từ cách thức thực hiện đến chất lượng và sự đồng nhất vì từng chi tiết nhỏ mới cấu thành nên một câu, một đoạn, một bài văn, như bát cháo hành của Thị Nở làm tỏa sáng tác phẩm “Chí Phèo”.
Một ví dụ là thử tưởng tượng, một văn bản dù hay đến mấy nhưng sai chính tả nhiều, viết hoa viết thường lẫn lộn vì những lý do không đâu vào đâu như “không tôn trọng cô Á hậu nên không viết hoa tên cô ấy” thì liệu bạn sẽ cảm thấy khó chịu hay sẽ kiên nhẫn đọc hết hay thấu hiểu cho tác giả?
Bài học thứ 10: Tâm lý học trong tình yêu
Cũng vẫn là người cô dạy Anh văn này đã chỉ cho tôi nhiều tips về tâm lý học để áp dụng trong tình yêu bởi vì cô hay cho cả lớp thuyết trình về đề tài tự chọn, và lúc đến phần đặt câu hỏi thì câu hỏi phổ biến nhất mà cô đưa ra chính là: “Em áp dụng điều này vào tình yêu như thế nào?” Tips tôi nhớ nhất là: nếu bạn liên tục gắn người yêu với một đức tính nào đó, dần dần người ấy sẽ trở thành một người như vậy. Ví dụ: bạn gọi khách hàng là những khách hàng hiểu biết, dần dần họ sẽ tìm hiểu nhiều kiến thức hơn về thị trường và trở thành những khách hàng có hiểu biết thực sự) thế là cô tôi nói rằng: “Trong tình yêu cũng như vậy đó các em. Cô kể các em nghe câu chuyện là vì sao chồng cô chiều cô như vậy. Cô là một người rất demanding, cô thường xuyên khen chồng cô là người biết quan tâm đến người khác. Mà cái này khen thật chứ chẳng phải nói đại đâu. Dần dần thì chồng cô quan tâm đến cô nhiều hơn, mà là vui vẻ dễ chịu nhé chứ không phải khó chịu gì đâu. Các em cũng có thể làm điều đó với người yêu của tôi.”
Tôi thật ra cũng thử làm rồi và tôi thấy để áp dụng được thì cần rất nhiều sự kiên nhẫn. Tuy nhiên đó cũng là một mẹo nhỏ hữu dụng mà tôi học được.
Cập nhật 2024: Hiện nay, tôi cảm thấy rằng điều này vẫn đúng. Người ta thường nói: Đàn ông yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai, thế nhưng được khen thì ai cũng thích. Bạn trai tôi nói rằng tôi là người đầu tiên khen anh ấy đẹp trai, người yêu cũ của anh không bao giờ làm thế. Tôi tự hỏi tại sao một điều căn bản như vậy mà cô ta lại không làm, trong khi bạn trai tôi nếu để đúng kiểu tóc thì hợp nhãn người khác vô cùng. Thêm vào đó, một trong những điều tôi thích ở người yêu hiện tại chính là việc anh ấy không tiếc những lời khen cho tôi, ngay cả việc một bình luận vu vơ nhưng được gần 300 lượt thích, tôi khoe anh ấy, anh ấy khen liền và không bao giờ hạ bệ tôi lần nào, luôn làm cho tôi cảm thấy được trân trọng. Khen không tốn nước miếng và mana, như vậy, tại sao không khen? Đàn ông cũng có cái tôi, cũng cần được vỗ về và ghi nhận đấy chứ?
Một ví dụ liên kết hơn với câu chuyện của cô giáo tiếng Anh chính là việc một cô giáo nếu khen học trò giỏi, thì người học trò ấy dần dần trở nên giỏi hơn thiệt, như một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Người học sinh ấy sẽ cảm thấy vui, rồi dần dần, nỗ lực hơn, học chăm chỉ hơn. Em ấy sẽ khoe với gia đình, gia đình sẽ chú trọng việc học của em hơn, và là chủ của lời khen thì vị giáo viên ấy cũng chú ý rồi hướng dẫn cho em ấy nhiều hơn. Đấy là lý do vì sao những người học trò được giáo viên chú trọng học tập sẽ càng giỏi, còn những học sinh trung bình, bị chê bai, xếp hạng thấp, nếu không nỗ lực vượt bậc, sẽ càng học dở.
Nguồn tham khảo.
- Huyền Chip, Facebook Huyen Chip, , Retrieved (March 12th, 2018) <https://www.facebook.com/chipiscrazy/photos/a.261981700584878.52251.247984031984645/1539532449496457/?type=3&theater>
- Mathew Hussey, “Are your standards for a guy too high?”, Youtube channel Mathew Hussey, Retrieved (March 12th, 2018), <https://www.youtube.com/watch?v=m7OjZOKX6Aw>
- Ellis, L., & Ames, M. A. (1987). Neurohormonal functioning and sexual orientation: A theory of homosexuality–heterosexuality, psycnet.apa.org, Retrieved (March 12th, 2018), <http://psycnet.apa.org/record/1987-18692-001>
- WebMD. (n.d.). Sexual Orientation. Retrieved [January 24th, 2024], from https://www.webmd.com/sex-relationships/sexual-orientation
- Sabra L. Katz-Wise (2022). Sexual fluidity and the diversity of sexual orientation. Harvard Health Blog. Retrieved [January 24th, 2024], from https://www.health.harvard.edu/blog/sexual-fluidity-and-the-diversity-of-sexual-orientation-202203312717
Love Yourself,
NARCY NGUYỄN.