Kháng thương khi đi làm: Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị điều gì để vượt qua vòng thực tập?

Từ một bài đăng viral trên Threads thu hút hơn 120 bình luận chỉ trong vòng 1 ngày, tôi rút ra rất nhiều bài học giúp sinh viên năm cuối “mặc áo giáp” cho trái tim khi mới bắt đầu đi làm.

img_0

Một yếu tố ít sinh viên nào nghĩ đến khi đi làm chính là quản trị cấp trên.
Chủ Threads chia sẻ một trải nghiệm khiến người đọc nào cũng xót xa khi bị đánh rớt thử việc chỉ sau một tháng tại một công ty sang-xịn-mịn:

img_1

Bài đăng đã thu hút nhiều người dùng Threads cùng chia sẻ những trải nghiệm buồn khi bị cho nghỉ việc sớm. Một tài khoản khác chia sẻ trải nghiệm “trộm vía” khi từng bị rớt thực tập, nhưng được kéo dài thời gian thử việc. Sau một tháng nỗ lực, bạn cũng đã được lên nhân viên chính thức. Bạn đưa ra một bài học rất hay về việc cần trao đổi kỹ hơn với sếp về kỳ vọng và đưa ra lời khuyên rằng đừng chỉ lẳng lặng làm việc, sẽ bị đánh giá là thái độ chưa tốt.
Một bình luận phản biện rằng môi trường tốt hay không không nằm ở việc cấp laptop và game giải trí. Đó chỉ là những điều nếu có thì tốt, nhưng môi trường tốt thực sự nằm ở việc có quản lý chỉ dẫn tốt, tận tình, văn hoá làm việc chuyên nghiệp, đầy đủ đồng nghiệp để hỗ trợ trong việc công việc và con đường sự nghiệp thăng tiến rõ ràng.

Đừng trách bản thân quá nhiều khi bị cho nghỉ việc

Một cánh cửa phải đóng lại để chúng ta biết và chọn một cánh cửa khác.

img_2

Một bình luận khác chia sẻ việc tầm quan trọng của sự phù hợp khi đi làm: Ở công ty cũ đã nghỉ, bạn nhận về một lời cảnh báo rằng nếu trong một tuần không mang về khách hàng mới sẽ bị cho rớt thử việc. Rất “trộm vía” rằng sau một thời gian, công ty mới trả lương cao hơn đồng nghiệp đậu thử việc ở công ty cũ và rất trân trọng nhân viên, vậy nên bài học ở đây là đừng vội nghi hoặc giá trị bản thân, chỉ là cá nhân và công ty chưa thực sự phù hợp.
Vậy nên, nếu chưa may mắn đậu thử việc, các newbie hãy thay đổi tư duy theo hướng sau: Bị từ chối chính là một cách để vũ trụ giúp bạn tái định hướng vào một con đường nhiều hoa hồng cho bản thân hơn. Một bình luận rất ấm lòng chia sẻ rằng cơ hội còn nhiều, nếu cá nhân đủ giỏi để được nhận vào một công ty tốt thì sẽ không thiếu cơ hội để các công ty khác tốt hơn nhận làm việc.
Theo Techcrunch, trong 8 tháng đầu năm 2024, đã có 135.741 nhân viên bị layoff (cho nghỉ việc không vì lý do năng suất). Một nhân viên đã trải qua quy trình tuyển dụng của các ông lớn như Tesla, có nên trách bản thân mình không đủ giỏi không? Câu trả lời là không, vì việc trách cứ bản thân sẽ chỉ làm tâm trạng tệ đi và không đem lại một giải pháp. Hãy cứ khiêm tốn và xem xét những lý do vĩ mô như tình hình kinh tế xã hội, tình hình công ty – các tác nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của người đi làm.
Vậy, các sinh viên có thể làm gì trong trường hợp này? Tôi rất đồng tình với bình luận sau về giải pháp cho newbie rằng nếu sếp hoan hỉ, hãy xin họ feedback để cải thiện.

5 bí kíp quản trị cấp trên (manage up) mà newbie cần làm quen

img_3

Các newbie hãy tập dự đoán nhu cầu của quản lý để nỗ lực đúng hướng
Có thể những người mới đi làm sẽ nghĩ chỉ có sếp mới quản trị nhân viên, mới “chân ướt chân ráo” vào làm việc thì không thể “dám” quản trị sếp. Tuy nhiên, để có thể vượt qua kỳ thử việc và lên vị trí nhân viên chính thức, các tân binh rất cần quản trị cấp trên của mình.
Theo Culture Amp, có 5 nguyên tắc khi quản trị cấp trên và tôi sẽ đưa kèm những ví dụ cực dễ ứng dụng cho newbie như sau:
1. Hiểu được những gì quản lý của bạn muốn đạt được: Bước đầu của điều này chính là trước ngày đầu tiên đi làm, hãy luôn hỏi về KPI của một ngày và những task (nhiệm vụ) cần hoàn thành trong ngày để bạn có thể chuẩn bị trước để có một ngày onboard (quá trình giúp nhân viên mới làm quen với tổ chức) thật hiệu quả.
2. Phát triển mối quan hệ tích cực và hiệu quả với quản lý của bạn: Theo Glints, thị trường đang rất thịnh hành xu hướng tuyển dụng vì tính cách. Hãy thân thiện, quan tâm không chỉ sếp mà những đồng nghiệp thân thiết với mình để xây dựng hệ thống mối quan hệ hữu ích khi đi làm.
3. Học hỏi và thích ứng với phong cách giao tiếp và cách làm việc của quản lý: Theo tác giả Nguyễn Phi Vân, có người hiệu quả nhất là khi gặp trực tiếp. Có người qua tin nhắn. Có người qua email, nền tảng. Biết sếp mình thích và sử dụng cách giao tiếp nào nhất thì chọn cách đó để giao tiếp, việc này sẽ giúp ghi điểm mạnh với quản lý của mình.
4. Truyền đạt phong cách làm việc và giao tiếp ưa thích của bạn: Đừng im lặng mà hãy chủ động hỏi sếp khi có thắc mắc. Thà hỏi để không làm sai còn hơn là thinh lặng làm tiếp nhưng kết quả lại không đúng ý sếp.
5. Dự đoán nhu cầu của quản lý: Thay vì làm phiền sếp khi họ bận, hãy chủ động dự đoán những việc sếp cần xử lý và nếu có năng lực, đứng ra nhận thêm task để phụ giúp cho sếp. Hãy nghĩ rằng những hành động nhỏ nhưng tinh tế sẽ luôn có lợi về sau cho chính mình. Một ví dụ chính là hãy luôn gửi link Google Docs, Google Sheet thay vì gửi link file Word và Excel – những tệp khiến người nhận phải tải tệp xuống mới có thể xem. Ngay cả khi phải gửi tệp để tải, hãy chủ động nén tệp để tiết kiệm dung lượng cho sếp. Những người sếp tinh ý sẽ trân trọng điều này.
Các bạn sinh viên hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cả EQ lẫn IQ để có thể kháng thương trong giai đoạn tìm việc và giữ việc khó khăn này nhé.
Be Real in a Fake World,
NARCY NGUYỄN
Nguồn tham khảo:
Sẽ bổ sung sau.
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khoá học Writing On The Net #wotn7


Chuyên mục:
Uncategorised

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Narcy Nguyen