VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG, “MỘT NỬA SỰ THẬT”

<i>Đám tang của tài tử “Ký sinh trùng”. </i><i>Nguồn ảnh: ngoisao.vn</i>
Đám tang của tài tử ‘Ký sinh trùng”. Nguồn ảnh: ngoisao.vn

Khi thần tượng dính “phốt”, một suy nghĩ phổ biến của người đọc chính là: “Không có lửa làm sao có khói.

Tháng 10/2023, báo chí bắt đầu lên bài về việc diễn viên Lee Sun Kyun vướng bê bối dùng ma túy. Các cuộc xét nghiệm nhanh hay chuyên sâu với ma túy của Lee Sun Kyun đều cho kết quả âm tính. Trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, Lee Sun Kyun khẳng định, anh “hít bột bằng ống hút vì tưởng đó là thuốc ngủ”. Dư luận cho rằng lời khai của anh là một trò cười cho đến khi anh tự tử bằng khí than trong xe hơi. Hàng loạt báo lên bài thương tiếc cho sự ra đi của anh. Cuối bài là link dẫn đến một bài báo khác cùng chủ đề, như là “Truyền thông Hàn công bố thư tuyệt mệnh của nam diễn viên” (dù nội dung thư này đã được gia đình yêu cầu giữ kín), tít giật chuẩn SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), kèm theo hashtag #leesunkyun và vài hashtag khác cho người đọc dễ theo dõi. Tiếp theo là các tít báo về những người khác nói gì về nam tài tử, các bài viết phân tích vì lý do gì nam diễn viên bị đẩy đến cái chết và các thông tin khác có liên quan. Vòng xoáy thông tin cứ thể xoay vòng, bào mòn tinh thần của người nghệ sĩ từ lúc mọi thứ chỉ là tin đồn, cười cợt trên lời khai của nạn nhân để rồi lại trích dẫn lời khai ấy lúc nam diễn viên nổi tiếng đã từ giã cõi đời, tiếp tục lấy nước mắt người đọc bằng những bài viết phân tích ai là người có lỗi khi “ảnh đế” chọn con đường cực đoan để chấm dứt nỗi đau. Bởi view là KPI, KPI là tiền, còn tiền là nhất. Tại ai? Tại cư dân mạng quá ác ý và không xem sự riêng tư của người nổi tiếng ra gì? Tại phía hành pháp Hàn Quốc thay vì chọn xử kín lại cố tình làm ồn ào vì đây là người có sức ảnh hưởng, thu hút dư luận? Hay tại loài người quá nghiện dopamine, thích drama, “phốt”, scandal, nên truyền thông mới phải giật tít như vậy để phục vụ nền kinh tế của sự chú ý?

Dư luận và giới hành pháp Hàn Quốc vẫn chưa học hỏi được từ vụ việc G-Dragon và cáo buộc sử dụng ma túy gần đây. Báo chí tốn bao nhiêu giấy mực, công ty quản lý lập tức phủi trách nhiệm. Vậy mà, không ai ngờ được, “ông hoàng K-pop” lội ngược dòng dư luận ngoạn mục với kết quả âm tính khi xét nghiệm tóc và móng tay, cùng việc không hề nhuộm hay tẩy tóc để hủy vật chứng và thái độ “ngông một cách dễ thương”, kết lại bằng một hành động vì cộng đồng, vị nhân sinh bằng việc mở quỹ hỗ trợ người cai nghiện chất cấm.

Điều này làm dân trí thức tỉnh ngộ, liệu mình có đang quá “lậm” báo chí khi mọi lời nói, chi tiết, hành động của người có tầm ảnh hưởng đều có thể bị bóp méo, thêm thắt cho kịch tính? Báo chí dạy những sinh viên phải viết sự thật khách quan, tuy nhiên, những tít báo khách quan hiện nay đâu rồi? Đâu mới là sự thật? Công lý ở đâu, khi có những người như Lee Sun Kyun đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình để đổi lấy sự trong sạch dưới áp lực của dư luận?

CÁI GIÁ CỦA SỰ NỔI TIẾNG

Cái lợi của sự nổi tiếng là tiền tài danh vọng. Mặt trái của “tiền tài danh vọng”, theo nghiên cứu của Giáo sư Marketing Marlene Morris Towns tại Đại học Georgetown, là bị các chuyên gia cũng như công chúng từ chối và suy xét kịch liệt. Năng lực tinh thần của một người để xử lý các thế lực đối nghịch và phản ứng dữ dội là điều cần thiết để tạo nên một người nổi tiếng bền vững. Người sống trong ánh hào quang thường mất đi sự riêng tư, sống dưới ánh nhìn soi mói của người đời, chịu áp lực phải duy trì một hình ảnh nhất định và đôi khi là những thách thức trong các mối quan hệ cá nhân. Rất nhiều celeb, để trốn khỏi hiện thực nghiệt ngã đã phải tìm đến rượu bia, tình dục và chất kích thích làm cơ chế phòng vệ. Và rất nhiều lần, như vậy là không đủ vì cốt lõi vẫn là sự tàn ác của loài người. Vì miếng cơm manh áo và sự chú ý, người đời phê bình những gì nổi tiếng để “ké” fame, dìm người khác xuống để nâng mình lên. Hậu quả để lại không phải điều lành: Taylor Swift tìm đến rượu khi cô trải qua “cái chết về mặt tinh thần” tuổi 27 sau scandal “rắn độc” với Ye và Kim Kardashian. Robert Downey Jr. vào tù ra tội vì chất kích thích sau ánh hào quang của Hollywood. Trầm trọng hơn, diễn viên – ca sĩ Sulli cũng gia nhập câu lạc bộ 27 năm 25 tuổi. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, tài tử Lee Sun Kyun tự mình ra đi năm 48 tuổi, để lại bao lời tiếc thương cho người hâm mộ Hàn nói chung và thế giới nói riêng.

LẮM TÀI NHIỀU TẬT: HIỂU NHƯNG KHÔNG CHIỀU

“Life is emotionally abusive” (Cuộc đời vốn hành hạ chúng ta về mặt cảm xúc).
Ai cũng cần một phương thức để trốn tránh hiện thực nghiệt ngã. Đôi khi đó là giấc ngủ, thể thao, thức ăn, vật nuôi, điếu thuốc, cây vape, tình dục. Với mức độ áp lực cao của người nổi tiếng, rất nhiều khi đó là rượu và chất kích thích.
Tôi nghĩ rằng, sở dĩ vai Tony Stark thành công đến thế là vì cuộc đời và trải nghiệm sau song sắt của Robert Downey Jr. đã giúp ông dễ dàng đồng cảm với tội lỗi và sự ái kỷ của Stark, người đứng đầu đế chế kinh doanh vũ khí. Có thể nói rằng, nếu không có việc nghiện ngập và vào tù, có lẽ vai diễn “thiên tài, tỷ phú, tay chơi, nhà từ thiện” đã không “iconic” như vậy.
Robert Downey Jr. ngày ấy và lúc đóng Tony Stark nhưng thật ra đang là chính mình. Nguồn ảnh: link
Ngay cả với Seungri, người đứng mũi chịu sào trong vụ việc bê bối môi giới mại dâm, tất cả cũng chỉ bắt đầu từ việc bị ám ảnh bởi đồng tiền như đại gia Gatsby, nỗi ám ảnh nguyên thủy của loài người, nhất là người đàn ông bị xã hội điều kiện hóa phải trở thành trụ cột của gia đình.”
“Gatsby” xứ Hàn phiên bản tăng cân
Tôi nói ra những ví dụ này không phải có ý muốn nói rằng chúng ta hãy ủng hộ thần tượng mình 100% bất kể hành động, bất kể thái độ, ngay cả khi đó là chuyện phạm pháp như dùng chất kích thích và môi giới m.ại d.âm. Tôi muốn chỉ ra: Đâu là ranh giới giữa việc ủng hộ và phản đối thần tượng? “Hiểu nhưng không chiều”, đó là tôn chỉ của tôi khi thần tượng phạm sai lầm. Nếu bạn thấy đúng, bạn có thể làm theo. Nếu thấy không phù hợp, tôi chỉ mong bạn biết rằng: Thần tượng cũng là con người, có nỗi đau, áp lực như ai. Các fan không cần phải hôn ghế người nổi tiếng khi họ gặp scandal, nhưng rất cần có niềm tin vào người mình yêu quý, tỉnh táo trước các chiêu trò truyền thông, tìm hiểu thông tin đa chiều có xác thực, giảm bớt việc áp đặt những giá trị truyền thống và nhân sinh quan một chiều vào idol. Tội phạm đã có pháp luật trừng trị, không cần cư dân mạng phải dùng trí thông minh và chat GPT “múa bút”. Dù rất khó, nhưng chất gây nghiện có thể cai nghiện, người vào tù vẫn có thể ra tù, kẻ phạm tội năm nay những năm sau vẫn có thể được chứng minh vô tội, bất cứ ai cũng xứng đáng có cợ hội lần hai, lần ba, bởi vì trước, trong và sau khi là người của công chúng, họ vẫn là con người.

BẠO LỰC MẠNG – ĐỪNG ĐẨY THẦN TƯỢNG ĐẾN CÁI CHẾT

Ngôi sao SHINEE Kim Jonghyun “vụt tắt” bằng khí than ngày 18/12/2017, để lại những lời cuối: “Cuộc đời nổi tiếng không phải dành cho tôi.” Anh xăm trên mình hình “con chó đen” – biểu tượng của trầm cảm.
Nạn nhân của trầm cảm và bạo lực mạng, Kim Jonghyun, để lại bao tiếc thương cho người hâm mộ. Nguồn ảnh: AFP
Nạn nhân của trầm cảm và bạo lực mạng, Kim Jonghyun, để lại bao tiếc thương cho người hâm mộ. Nguồn ảnh: AFP
Choi Sulli, nàng thơ quốc dân K-pop, treo cổ bằng một sợi dây đèn, sau khi bị netizen Hàn chỉ trích vì quen người lớn hơn mình 14 tuổi, mải yêu đương bỏ bê f(x), truyền bá tư tưởng ấu dâm vì chụp hình biểu cảm Lolita, thả rông vòng 1,… Nàng đã kêu cứu bằng hành động cắt cổ tay, nhưng dư luận không tha cho nàng.
Nàng Sulli xinh đẹp nhưng mãi mãi tuổi 25. Nguồn ảnh: last.fm

Nàng Sulli xinh đẹp nhưng mãi mãi tuổi 25. Nguồn ảnh: last.fm

“Búp bê sống” Goo Hara đã không còn trên cõi đời sau khi bị chỉ trích khi có lối sống buông thả, quan hệ tình dục khi chưa đủ tuổi vị thành niên, vô lễ với tiền bối, chụp hình cổ xúy tư tưởng ấu dâm với Sulli,…

Mong Goo Hara sẽ gặp lại Sulli ở trên thiên đường. Nguồn ảnh: link
Tôi tự hỏi, những “tội danh” có thể có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tuy nhiên, tội ác nào nghiêm trọng đến mức có thể bức người đến chết như vậy.
(Nếu bạn còn nhớ, Minh Béo, diễn viên hài nổi tiếng, sau khi thừa nhận hai tội danh “xâm hại tình dục trẻ em và toan có hành động dâm ô với trẻ dưới 14 tuổi”, đã nhận mức phạt 18 tháng tù giam, hiện tại đã rời chốn song sắt, bắt đầu cuộc sống mới.)
Tôi nói đây không phải bênh Minh Béo, Robert Downey Jr., Seungri hay bất kỳ ai, tôi chỉ mong các bạn nhận thức được họ là người, và cần có cơ hội lần hai để làm lại cuộc đời.
Tiến sĩ Kwon Hea Kyung, nhà trị liệu tâm lý người Mỹ gốc Hàn đã nhận xét:
“Xã hội Hàn Quốc không hào phóng với những người mắc sai lầm.”
Hàn Quốc có tỉ lệ tự tử cao nhất trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Năm 2021, chính phủ cho biết số vụ tự tử trên 100.000 người là 24.7 vào năm 2018. Đó là người bình thường, còn với những ngôi sao Hàn đã phải bỏ biết bao nhiêu công sức để đạt được danh vọng, họ không được xem là con người. Họ bị xem là những sản phẩm, phải luôn xinh đẹp, hoàn hảo, phẩm chất đầy mình, thay đổi liên tục để mua vui cho người đời như những búp bê Barbie, búp bê Ken xứ kim chi, bị tước đi những quyền cơ bản của con người như phạm sai lầm, có người yêu, lập gia đình,… Họ là những con rối của dư luận.

NHÂN VỐN VÔ THẬP TOÀN, VẬY TÌNH NGƯỜI Ở ĐÂU?

Rapper Rhymastic đã vẽ nên bức tranh đầy màu sắc của những “anh hùng bàn phím” trong bài hát “Khi màn hình tắt”:
Đó là “những lý luận gia, thiếu niên chỉ biết quyết đoán vội vã; chẳng tha bất cứ một ai, dành trọn kiếp phán xét người lạ. Và người thấy bỗng có chút hả hê, chê nó thêm một lúc để cho đầu óc đỡ nhức cả đêm, comment mấy câu thô tục người dùng Facebook chắc cũng đã quen, để còn che giấu đi hiện thực, bớt đi chút vô dụng hèn kém…
Cư dân mạng vốn tiêu chuẩn kép, chính họ chẳng hoàn hảo, nhưng lại đòi các celeb phải hoàn hảo thay họ, vì đó là người nổi tiếng, là người có tầm ảnh hưởng. Họ mặc sức trở thành “phản diện bàn phím” để thỏa mãn chính mình, bóc tách, mỉa mai, cười cợt người nổi tiếng, hạ người khác xuống để nâng bản thân mình lên, để quên đi một chút cái thực tại đáng buồn của bản thân mình, núp sau những nick clone để không ai tìm ra họ. Họ “cào phím” như thể đó là một kỹ năng có thể cho vào CV, để rồi nếu áp lực quá lớn khiến người họ yêu thương từ xa phải chọn cách cực đoan để chấm dứt nỗi đau, họ lại gõ vài dòng tiếc thương “Tôi không ngờ mọi chuyện lại tệ đến vậy”. Rồi khi celebrity ra đi, những anh hùng bàn phím máy cơ giả danh tri thức này sẽ trích dẫn bộ phim “It’s a wonderful life” và “12 angry men” để ngẫm nghĩ về giá trị của một đời người mà không nhận ra rằng, lúc đó đã là quá trễ.
Một tờ báo khác bình luận về việc Lee Sun Kyun dùng ma túy: “Riêng việc có dính líu đến ma túy chưa cần biết thực hư ra sao cũng đã “đâm một nhát dao” không thể chữa lành vào lòng tin của người hâm mộ.”
Dư luận thật dễ tổn thương, dễ shock, dễ xôn xao, dễ bàng hoàng biết bao. Một tin chưa rõ thực hư cũng là “đâm một nhát dao không thể chữa lành vào tim họ”. Vậy ai sẽ “chữa lành” cho nỗi đau từ cái chết của Lee Sun Kyun?
Immanuel Kant, một triết gia Đức, đã nhận định:
“Con người là vô giá.”
Còn cuộc sống vốn vô thường.

Vốn là fan ruột của DBSK, hồi nhỏ tôi mong được dự concert đầy đủ năm người. Tuy nhiên, sau vụ kiện lịch sử của JYJ và SM Entertainment, sau scandal bê bối tình dục và ma túy của Yoochun và tất cả những thăng trầm của giới K-biz nói chung và cuộc đời nói riêng, tôi chỉ mong các anh còn sống và bình yên, không ra nhạc cũng được, lập gia đình nếu các anh muốn, lấy người các anh yêu, miễn là các anh vui và hạnh phúc. Ước muốn của tôi chỉ đơn giản như vậy thôi, nhưng đôi khi, những điều đơn giản lại là điều khó đạt được.

Một bình luận ở Spiderum về bài viết này:

Phản hồi của tôi:

“Đúng là gì cũng cần phải đánh đổi, anh nói rất hay rằng tài sản và danh tiếng phụ thuộc vào người khác ( em biết nhưng em chưa bao giờ phrase nó như vậy).
Đúng là văn hóa thay đổi thì sẽ đỡ hơn nhưng em nghĩ xã hội rất khó để thay đổi. VD như việc trẻ vị thanh niên lộ ảnh nóng, đa phần mọi người sẽ share ảnh share clip và cười hời hợt bảo rằng sao mà ngu thế, chỉ có một người (tâm lý gia) bảo rằng nếu bạn thích thú với điều này thì đạo đức bạn có vấn đề, nên xóa để em ấy không bị ảnh hưởng tâm lý về sau.
Có lẽ câu trả lời là lòng trắc ẩn, kiến thức và đạo đức.
Cào phím thì vui nhất thời nhưng 1000 lần cào phím của 1000 người khác nhau có thể lấy đi không chỉ một mạng người.
Có một cuốn sách rất hay của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang về vấn đề này tên là “Thiện, ác và smartphone”, nếu anh thích có thể tham khảo.
Đoạn cuối của anh làm em nhớ đến bài: “Tin hot nhất” của B-wine: “Người ta sẽ ngừng bàn luận vì ngày nào chẳng có chuyện như vậy trên trang nhất”
Họ sống ổn nhưng những điều họ làm để lại chấn thương mãi mãi cho nạn nhân, vậy như vậy có ổn không ạ? Hay ý anh là nạn nhân vẫn sống ổn? Em nghĩ là không ổn lắm đâu.”

VỀ TUN PHẠM VÀ BÊ BỐI CUỐN SÁCH “VÌ CẬU LÀ BẠN NHỎ CỦA TỚ”

Nguồn: link

Tun Phạm là một nhà sáng tạo nội dung trên Tiktok (3.4 triệu follower), Youtube (219.000 người theo dõi) và là một Podcaster. Gần đây, anh dính vào lùm xùm khinh thường phụ nữ vì đoạn trích sau trong cuốn sách đầu tay:

Đoạn văn gây tranh cãi trong sách của Tun Phạm ( Nguồn Ảnh: P.T)

Được biết, cuốn sách đã được tái bản lần 4, nâng tổng số sách xuất bản lên 16000 cuốn.

Tôi sẽ viết những lời nhận xét sự kiện này một cách công tâm và trắc ẩn nhất cho Tun Phạm.

Tôi chỉ biết rằng nếu là cựu sinh viên Viện Báo chí và Tuyên truyền thì đáng lẽ sách của anh nên hay và sâu hơn như anh viết.

Riêng về đoạn trích gây tranh cãi, anh tập trung giải thích từ “món quà” thay vì đề cập vấn đề cụ thể là “ban tặng cho đàn ông”. Như vậy, những người phụ nữ đang độc thân vui vẻ, chẳng lẽ không có giá trị gì?

Người chị của tôi hiện 34 tuổi, là lao động chính của gia đình, nuôi tôi, bị rối loạn phân liệt, trả tiền điện nước cho bố mẹ tôi, hiện đang sống nhờ lương hưu cỏn con 5 triệu, chẳng lẽ, chị ấy không có giá trị gì?

Những người phụ nữ không có nhu cầu tìm người yêu, chẳng lẽ không có giá trị gì? Tự họ không có giá trị hay sao? Và cả cuộc đời của họ, theo ý Tun Phạm, phải chăng là chỉ để phục vụ đàn ông? Ngay cả makeup và cách ăn mặc ư?

Vậy những người trong giới LGBTQ+ thì sao nhỉ?

Như vậy là vật hóa và xem thường phụ nữ.

Và căn bản, là đàn ông thì nếu dạy đời phụ nữ nên làm gì thì hãy chấp nhận rằng dư luận sẽ phản ứng mạnh.

Tôi đã xem một vài hình cuốn sách, xin trích cho độc giả cùng xem như sau. Một số từ khóa là sách Tun Phạm pdf đã trending trên Google, nhưng vì tôn trọng bản quyền nên tôi sẽ không tải nó xuống. Tôi sẽ chỉ trích lại những hình ảnh tôi tìm được ở trên mạng về cuốn sách đầu tay của anh Tun:

Nguồn: link

Như bạn cũng thấy, những lời Tun Phạm viết đầy đạo lý và khá áp đặt, biểu lộ tư tưởng sống “vì người khác” của anh. “Hãy luôn chăm sóc cho bản thân một cách tốt nhất” để được “thiện cảm” của người khác? Vậy những lúc đến tháng, mệt mỏi cũng bắt người ta đẹp sao? Nói vậy để làm gì?

Tư tưởng này cũng được thấy trong câu nói “Thế anh cũng tự hỏi bản thân là sau này nếu như mà người yêu tương lai của mình mà nhìn vào Facebook của mình, hay là gia đình người yêu tương lai của mình mà nhìn vào Facebook của mình, thì liệu là mọi thứ có ổn hay không và người ta có cảm thấy an toàn khi mà quen mình hay không, xong anh cũng tự hỏi lại bản thân rằng là cũng có rất là nhiều người nhắn tin đến với anh với những cái nội dung nó không hay thì nguyên nhân là từ đâu.

Nguyên nhân là do mấy người ấy chứ không phải do mình, cũng như nguyên nhân của các cuộc ấu dâm, hiếp dâm là do kẻ gây tội có vấn đề tâm thần, không tốt chứ không phải là do nạn nhân mặc đồ hở hang anh ạ.

Nguồn: link

Suy nghĩ này đóng khung tất cả chàng trai đáng được chọn vào một cái hộp là “dịu dàng”. Tôi cho rằng những điều này là không thực tế.

Một đoạn trích khác:

Nguồn: link

Nhưng câu chữ hết sức đơn giản và không có chiều sâu, có lẽ anh Tun hướng đến độc giả là học sinh cấp 2 hoặc cấp 3, chứ gen Z như tôi sẽ không mua cuốn sách này, hoặc mua xong sẽ đem bán kí gửi.

Cái giá của sự nổi tiếng của Tun Phạm là gì? Và theo podcast mới nhất của anh Tun, tựa đề “Mỗi năm sửa mình một ít”, thì cái giá đấy chính là bệnh rối loạn lưỡng cực và rối loạn lo âu.

Tôi hiểu cho anh Tun vì những áp lực của anh, tuy nhiên, chuyện gì ra chuyện đó, ra sách thì phải chỉn chu để tôn trọng độc giả. Tôi biết rằng là người của công chúng và là một MC thì những nội dung của anh Tun phải chiều lòng số đông, nói những điều “hiển nhiên đúng”. Tuy nhiên, chat GPT có thể làm điều đó, còn một con người cần chiều sâu tâm hồn, không vô tri và sáo rỗng.

Hiện tại, theo page Facebook “S trong Tun Phạm nghĩa là “Sáng tạo””, chủ page để luôn ảnh bìa so sánh Tun Phạm với nhà văn Gào về khía cạnh “văn học mạng” rác.

Một lời khuyên dành cho Tun Phạm: Những podcast của anh đã đẹp về phần nhìn, thì bây giờ, cần đẹp và sâu hơn về phần nội dung nữa.

Trong podcast “Mỗi năm sửa mình một ít“, Tun Phạm có nói rằng: “Có hai loại người em gặp trong cuộc sống, một hạng người là mang cái tần số rung động rất là thấp , là tức khi mà em gặp họ thì em sẽ bị phát cái sự dục vọng và cái sự người ta dùng từ là “tà dâm” trong đạo Phật ấy, ở bên trong mình em rất mong muốn được ôm hôn họ, chiếm hữu họ và em còn có một cái mong muốn là khao khát được trao đổi năng lượng của mình, tức là trao đổi thể xác của mình thì những người đấy là mang trong mình tần số rung động rất là thấp.”

2024 là thời đại cởi mở tình dục rồi mà còn suy nghĩ như vậy thì hơi cổ hủ ạ.

Nhà xuất bản cuốn sách này, Glow Books, đã đưa ra lời xin lỗi vì sử dụng nội dung vi phạm tác quyền của tác giả Lam. Cụ thể, có 6 nội dung ở phần Thư bạn đọc được lấy từ các sáng tác của Lam khi chưa được cho phép. Về vấn đề này, Glow Books viết: “Rất không may, một số nội dung được lựa chọn để đăng tải trong phần Thư bạn đọc lại là sáng tác của tác giả Lam, cụ thể ở 1, 2, 6, 7, 8, 9. Do đây là phần thư của bạn đọc gửi nên đội ngũ sản xuất đã không quá kỹ lưỡng trong việc tra soát nội dung. Dẫn tới việc đã có trích dẫn của tác giả Lam ở trong sách mà không có nguồn rõ ràng.

Để xảy ra sự cố này thực sự là điều không một ai trong đội ngũ thực hiện cuốn sách mong muốn. Glowbooks biết rằng điều này sẽ khiến cho tác giả Lam cũng như độc giả của bạn rất buồn. Vì vậy thay mặt toàn bộ đội ngũ sản xuất, Glowbooks xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới tác giả Lam cũng như các độc giả của Lam. Trong các bản in tiếp theo, như sự mong muốn từ phía tác giả Lam, Glowbooks sẽ thay thế những đoạn trích dẫn trùng lặp bằng các lá thư khác từ bạn đọc”.

Các nhà xuất bản trẻ như vậy cần chỉn chu hơn về nội dung khi xuất bản sách của người nổi tiếng, không phải cứ bán được sách vì số lượng người theo dõi KOL nhiều, đạt doanh thu rồi mà lại ẩu tả về lời văn như thế.

Báo vietnamnet.vn có nói về vấn đề này như sau:

“Mở rộng vấn đề từ tranh cãi của Tun Phạm, khán giả đặt dấu hỏi về việc kiểm duyệt sách. Vì sao những ấn phẩm lắm “sạn”, biên soạn cẩu thả, kiến thức và ngôn từ lệch lạc vẫn được cấp phép xuất bản? Phải chăng các nhà xuất bản (NXB) đang buông lỏng khâu quản lý?

Giới chuyên gia trong ngành cho biết tình trạng sách nhiều “sạn” vẫn dễ dàng “lọt lưới”, xuất phát từ quy trình “liên kết xuất bản”.

Theo đó, đây là quá trình hợp tác giữa tác giả, NXB, cơ sở in ấn, đơn vị truyền thông… Khi sách được xuất bản dưới hình thức liên kết, khâu biên tập lỏng lẻo hơn nên dễ mắc lỗi kiến thức, văn chương.

Tại hội thảo Đổi mới, nâng cao hiệu quả của liên kết xuất bản tổ chức tháng 9/2023, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành từng chỉ hạn chế của mô hình liên kết xuất bản là một số NXB thiếu chủ động, không thực hiện nghiêm quy trình biên tập, đưa ra thị trường những cuốn sách kém chất lượng gây bức xúc dư luận…

Giải thích thêm với phóng viên Dân trí, nhà văn Hoài Hương cho hay: “Sách liên kết nói nôm na là đi mua giấy phép của các NXB rồi in và phát hành. Thông thường, những cuốn sách không vi phạm quy định pháp luật, sách “vô thưởng vô phạt” thì khâu cấp giấy phép của NXB rất nhanh gọn.

Ngoài ra, mọi người cũng cần phân biệt rõ, sách của Tun Phạm là sách kỹ năng sống, không phải sách truyện văn chương. Do đó, khâu biên tập có thể dễ dãi, buông lỏng hơn. Theo tôi, các bạn biên tập sách hiện nay trình độ cũng rất kém cỏi. Các bạn không nắm được cuốn sách đạo nhái hay không, câu cú có phù hợp hay không”.

Theo nhà văn Hoài Hương, ngày nay nhiều NXB tư nhân chịu áp lực doanh thu, qua đó dễ dẫn đến tình trạng xuất bản tràn lan nhiều đầu sách kém chất lượng, gây “loạn” văn hóa đọc cho độc giả.

Khi có kết luận là sách kém chất lượng, nội dung gây ảnh hưởng tiêu cực đến độc giả, nhưng chưa đến mức vi phạm pháp luật thì NXB, công ty sách… xuất bản tác phẩm đó phải nộp phạt bằng tiền. Có như vậy thì chất lượng sách in ấn mới được chú trọng hơn”, bà Vân nói.

Quay trở lại sự việc của Tun Phạm, Tiến sĩ Hà Thanh Vân đưa ra quan điểm không chỉ tác giả chịu trách nhiệm về cuốn sách kém chất lượng mà đội ngũ biên tập, cấp phép in ấn cũng phải có phần chịu trách nhiệm.”

Vậy hãy nói về khía cạnh nhân văn nhé. Hiện nay, page “S trong Tun Phạm nghĩa là “Sáng tạo”” chuyên về việc sỉ nhục Tun Phạm và những người về phía anh đã có 14 nghìn lượt người theo dõi. Group “Anti Tun Phạm – Nhà văn 3 xu” có 2,5 nghìn người tham gia, Group “Gr Anti Tun Phạm – nhà văn bố láo nhất VN” có 3,2 nghìn người hóng hớt. Hai group đều công khai để thu hút lượng tương tác được nhiều hơn.

Tôi tự hỏi các bạn có quá nhiều thời gian để chửi một người như vậy, để làm gì. Có lẽ việc yêu cầu một sự phản biện có xây dựng là quá khó với cộng đồng mạng vốn dư giờ giấc và thừa từ ngữ, kết quả rằng anh Tun cũng có đọc đâu, các bạn chửi để thỏa mãn bản thân.

Việc mất thời gian thì các bạn chịu, còn Tun Phạm, có lẽ là mất tiền mua thuốc chống rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực và điều trị tâm lý.

Anh ấy cũng là người, cũng là con trai của một ai đó, vậy nên, cười thả ga cho đã rồi hãy nghĩ, nếu bạn thân mình bị vậy thì sao, nếu con cái mình bị vậy thì sao.

Có lẽ những gì tôi viết cũng là muối bỏ biển, nhưng tôi vẫn sẽ viết, cho những người muốn đọc, cho những người cần đọc.

Tun Phạm đăng hình xem bộ phim của Taylor Swift, người đã đi lên sau scandal cùng album đỉnh cao “reputation”.

Nguồn: link

Các bạn cứ cười, tôi cũng đã cười, nhưng có lẽ một ngày nào đó, anh ấy sẽ trở lại với một sự tiến bộ bất ngờ, và tất cả những ai ghét anh đều sẽ bị convert sang người theo dõi, vì đây là thời đại của sự chú ý.

Nếu không, thì là do anh ấy không phát triển thôi, thế thiệt cho chính anh chứ chẳng thiệt cho ai khác cả. Tuy nhiên, nếu Obito, sau màn “Simple Love” và Rap Việt mùa 2, đã trở lại một cách đầy ngoạn mục với album “Đánh đổi“, thì không gì là không thể.

Rồi ngày mai cũng sẽ là một ngày mới mà thôi, vì ngày nào chẳng có chuyện như vậy trên trang nhất.

Mời bạn đọc phần 2: Làm gì khi thần tượng dính phốt (phần 2) – Xin phép cất gọn poster của Thắng (Ngọt), Nhã Nam, Han So Hee, Nam Em vào góc

Be Real in a Fake World,

Narcy Nguyễn.