Về việc kề cận tuổi 27, cái tuổi thần chết hay đến đón những kẻ vác tâm sự trên vai gầy

Trong 4.388 từ, viết cho sinh nhật tuổi 27 của con người 27 tuổi đầu vẫn còn lông bông.

Một bài viết kỳ lạ tâm sự cuộc đời, giveaway template tuyển trợ lý, quản lý task, chuyên cần, template tìm việc, tips apply công việc và làm video CV. Link tổng.
“Có rất nhiều điều tôi ước mình đã làm, thay vì chỉ ngồi một chỗ và than phiền về việc cuộc sống của mình sao mà nhàm chán.” – Kurt Cobain
Bài hát gợi ý: Đâu Muốn Sống Lâu – B Ray featuring Young H
Tựa đề là lời bài hát I’m Gone, B Ray.
img_0
Giống hầu hết mọi người, lúc sắp tuổi 27 thì mình mắc birthday blues – nỗi buồn ngày sinh nhật.
Mình hối hả dịch cho xong series “Nổi Tiếng Sao Mà Khổ Vậy Nè?” để cho mình chút cảm giác thành tựu.
Thật ra mình đã vắt chân lên cổ kể từ khi chuyển sang tuổi 26, không còn “chênh vênh 25” nữa. Nhưng ai ngờ sắp 27 rồi mà mình vẫn còn chênh vênh.
Gần đây có đọc một bài trên Spiderum về việc 29 tuổi vẫn chênh vênh, mình thấy khá hơn một chút. Nhưng bản thân vẫn cứ mãi chạy theo thành tựu như một chú chuột hamster chạy vòng rat race, không vượt đèn đỏ, không quẹo phải khi đèn đỏ khi không có biển cho phép quẹo phải, không hút vape (ở ngoài đường), một chú hamster “văn minh” năm 2025 của xứ sở cào bằng.
Cuộc đời vẫn chưa đâu vào đâu.
Gần đây, mình xóa dating apps nên lên Threads nhiều, có đọc được bài post ghi rằng: “Mỗi người một time, mỗi người một pace” và cảm thấy đỡ hơn một chút.
Vậy, ở tuổi 26, mình đã làm được gì?

II. 4 thất bại:

1. Kinh nghiệm … rớt Học bổng Khuyến học Vừng

Bạn có thể đọc được ở bài viết này.

2. Kinh nghiệm tuyển trợ lý

Vào tháng 11, mình có làm host airBnB và làm chưa đủ giỏi nên mình tuyển trợ lý. Tinh thần giống như thế này: Cái gì mình làm không giỏi thì mình outsource.
Mình viết một cái JD như thế này và thu về hơn 20 đơn ứng tuyển của mọi người.
“TUYỂN TRỢ LÝ – Vinhomes Q9 onsite only.
Bạn là sinh viên muốn kiếm thêm việc part-time? Job này là dành cho bạn.
Mình cần tuyển một bạn trợ lý Marketing on-site, vì mình từng làm trợ lý agency marketing và mình thấy làm remote khó quản lý.
CV hiện tại của mình: Host Airbnb, setup quán cafe 24h, Marketing cho chuỗi cửa hàng tiện lợi + Airbnb + quán cafe.
CV của bạn: Phụ mình được nhiêu thì phụ. Mình không phải kiểu expect bạn làm JD nguyên phòng.
Budget: 3.000.000 VND/tháng.
Giờ làm việc: 30k/h, 4-5 tiếng/ ngày, 5 buổi tuần. Có thể thương lượng linh động tùy lịch trình.
Yêu cầu: Chịu khó, kiên nhẫn, có máy tính riêng. Biết dùng canva. Tinh thần can do.
Quyền lợi: Sẽ được cầm tay chỉ việc. Mình từng đi làm nhiều chỗ, mình sẽ không để bạn tự bơi trong vô vọng nên yên tâm. Bạn sẽ được trao quyền và được lắng nghe.
Apply: Must have: 1 đoạn văn giới thiệu bản thân + sản phẩm mẫu (hình / video + caption) nếu có, gửi về moc.liamgobfsctd@41neyugnycran
Không bắt buộc: CV, portfolio.
Rất mong tìm được ứng viên phù hợp ạ ^^
Job phù hợp cho bạn nào thích lăn lộn, tăng khả năng ứng biến, giao tiếp, marketing.
Làm việc trực tiếp với mình ^^”
Mình nghĩ sự thành công trong việc thu hút ứng viên đến ở hai điều: Chân thành và minh bạch, thể hiện qua việc sẽ hướng dẫn tận tình và minh bạch về lương theo giờ lẫn lương theo tháng (Các bạn có thể biết nếu thiếu 1 trong 2 thì dù gì ứng viên khi đi làm một thời gian cũng sẽ biết thôi, nhưng họ sẽ không gắn bó được lâu. Giống như các công việc tay chân như làm quán cafe, cửa hàng tiện lợi thì họ cũng sẽ để một khoảng lương 5-7 triệu/tháng, nhưng thực ra làm bán sống bán chết sẽ được 5 triệu, 7 triệu là lễ tết được nhân lương x2, 3, 4 thì mới lên được con số đó.
Mình không muốn điều như vậy xảy ra, vậy nên mình đưa những điều đó vào JD.
Đây là template mình dùng để quản lý nhân viên (có cả đăng ký ca và chuyên cần) và template tuyển dụng.
Về giờ làm thì mình cho nhân viên dùng ứng dụng miễn phí Timemark, khá tiện lợi để điểm danh log in địa điểm.
Kết quả: Bạn nhân viên này đi làm được 2 ngày.
Lý do: Mời theo dõi tiếp.

3. Kinh nghiệm chọn job và công ty KHÔNG tốt

Thật sự mình mệt mỏi vì nói như Obito, mình cứ phải “đã từng đâm đầu việc sai để biết rút ra mới là việc đúng”. Mình mệt mỏi với trial and error nên sẽ tóm tắt ngắn gọn vài red flag khi lựa chọn công ty.
– Không chọn những việc tuyển quá dễ vì thường đó là những job không tốt.
– Nếu công ty giam lương quá lâu (ngày 15 hằng tháng mới trả) thì nên kiếm chỗ khác mà làm. Công ty cũ của mình trả lương ngày 18.
– Công ty quá bào sức, mình làm đến 69 giờ/ tuần (11.5h/ngày).
– Vì quá bất mãn nên mình chuyển sang “công ty” ngay bên cạnh, và nó chẳng khác gì tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
– Chỗ này không đăng ký kinh doanh.
– Thuế còn muốn không muốn đóng thì các bạn tự hiểu là quyền lợi cho nhân viên họ sẽ xem là không khí.
– Mình làm host airBnB nên mình ở đó 24/7. Tiền gửi xe qua đêm là 34.000. Mình bảo chủ đăng ký xe nhân viên cho mình. Ông ta còn chẳng nhớ mật khẩu app Masterise là gì, ông ta kêu đại một đứa nhân viên (đã nghỉ việc) nhớ giùm. Tòa D làm khó. Ông kêu mình qua tòa B tự đăng ký. Tòa B hết slot. Ổng kêu mình tự tìm mấy đứa nhân viên nghỉ việc để đổi. Mình làm sao biết được?
– Quá mệt mỏi, mình đậu xe ở chỗ không có ai canh gác (đậu trước sảnh sẽ bị dắt xe xuống dưới hầm). Mải làm việc, mình quên luôn cái xe đến hôm sau mới ra tìm thì chiếc xe đã về mo rồi.
– Vậy nên mình suy sụp tinh thần, không còn muốn làm việc nữa. Đó là lý do em trợ lý làm việc được hai ngày vì bị mình cho nghỉ vì mình thấy không nên bỏ công bỏ sức cho cái “công ty” chết tiệt này nữa, chứ em ấy thì làm việc rất tốt.

4. Kinh nghiệm… thất bại trong việc đi du học

Mình đã thất bại trong việc chuẩn bị đi du học trong năm 2024, bởi:
– Mình đã xem nhẹ lượng workload phải chuẩn bị cho việc du học dẫu đã viết to-do list ra.
– Mình đã quá xem nhẹ chuyện tiền bạc, tưởng rằng chỉ cần có học bổng là đi được rồi, nhưng thực tế câu chuyện là:
Nhiếp ảnh gia chụp màn hình: Mình.
Nhiếp ảnh gia chụp màn hình: Mình.
-Một lần nữa quay lại câu chuyện: Mỗi người một time, mỗi người một pace, và luôn phải tính trước cho những chuyện hệ trọng với mình.
Như mình, mình đã để việc thi IELTS lại quá trễ, công ty thì 18/11 mới trả lương tháng 10, 18/12 mới trả lương tháng 11, thế là mình không kịp thi IELTS.
Nói ngắn gọn là ngu thì chết chứ bệnh tật gì :))
Người cần chuẩn bị hồ sơ là bạn, vậy nên bạn là người phải làm tất cả, đốc thúc những người khác để kịp deadline.
Còn thư giới thiệu thì bạn phải bồi đắp cho mối quan hệ đó một thời gian rồi chứ không phải cứ muốn là xin được đâu ^^
Mời bạn xem video này để xem anh Nguyễn Hoàng An, Học giả học bổng Chính phủ UK – Chevening 2022/2023 chuẩn bị hồ sơ như thế nào nhé, trong đó có phần anh An làm cách nào để đốc thúc trường chuẩn bị giấy unconditioning letter như thế nào nhé.
Một kênh khác về học bổng GOI-IES mình highly recommended chính là kênh anh Quang Nghĩa.
Nếu các bạn bị peer pressure khi thấy các bạn khác chuẩn bị nộp học bổng trong vòng mấy tháng đã được chọn thì mình khuyên các bạn nên xem bài viết này trên của chị Phan Kim Anh được học bổng GOI-IES với 7 năm chuẩn bị và 3 tháng ra sân, đã được lên sóng Vietcetera với tựa đề: Nỗ lực sẽ đền đáp vào thời điểm nó nghĩ phù hợp, không phải mình nghĩ phù hợp.
Một bài nữa trên Threads của anh @quangnam.ng với câu hook: “2024 là năm mình bắt đầu hành trình PhD ở NYU (New York University), khép lại 3 năm chuẩn bị apply vượt ngàn chông gai…”
Ngoài ra Spiderum cũng có một group Anh Em Cần Cù… du học, có series Tất tần tật về PhD (#2): Chuyện học bổng của anh Andy Luong đọc rất thấm ^^
Quan trọng là đọc để noi theo, chứ không phải để peer pressure nhé.
Ngoài ra, các bạn nên có mentor cho quá trình chuẩn bị. Mình xin suggest 2 mentor kỳ cựu sau: anh Hoàng Đức Long và anh Duong Cong Son nhé.
Ngoài ra còn writing samples của bạn Phương Nhi bao gồm letter of motivation, course catalogue, template xin recommendation letter cho du học thạc sĩ KU (dùng chung với Utrecht, statement of interest cho vị trí thực tập tại Foreign Commercial Service của US Consulate và bài luận cho SSEAYP 2020.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các anh chị em và bạn bè mình đã nhắc mình trên vì sự tuyệt vời của họ ạ.

III. 10 thành công:

1. Còn sống và vượt qua trầm cảm

Vì thất bại trong đợt apply cuối năm 2024 nên mình đương nhiên thấy năm nay là một sự thất bại thảm hại, trong khi quên mất rằng: Còn sống đã là một loại thành công.
Chức năng đáng xấu hổ của Facebook nhắc lại cho mình biết, cuối năm 2022, đầu năm 2023 mình còn thảm ác nữa: Giữa đêm mình chạy ra sân bay Tân Sơn Nhất đòi bay đi Mỹ mà không có hộ chiếu hay visa gì hết :))))
(Có lẽ) mình có chấp niệm với Mỹ.
Mình quên mất rằng một ngày tồi tệ không phải là một đời tồi tệ, vả lại, những thất bại như thế này khiến bản thân mình khiêm nhường hơn với đời và với người và trân trọng hơn những thành quả mình đạt được, dù nhỏ dù lớn.
Lại càng không quên, sức khỏe là vốn quý. Nên nhớ rằng, đi làm thuê chính là làm giàu cho tư bản. Bộ phim đình đám Upstream đã chỉ ra rằng, làm đến quên mình thì tư bản sẽ chỉ vứt bạn đi vào lúc bạn không còn hăng bằng đám lính mới vô.
img_1
img_2
Chúng ta phải nghĩ cho bản thân mình đầu tiên.
Đừng như mình, tiết kiệm vài nghìn gửi xe, xong rồi mải làm, cuối cùng mất chiếc xe mấy triệu, ông chủ thì chửi mình ngu :)) Cố quá làm gì.

2. Kinh nghiệm làm video CV

Gần đây mình có apply cho một vị trí yêu cầu nộp video CV, mình sẽ để link ở đây.
Trong lúc bạn apply xin việc thì hoặc là bạn đang bù đầu trong việc cũ, hoặc bù đầu apply mấy chục công việc cùng lúc.
Video CV của mình không hoàn hảo, mình chuẩn bị nó khi đang gặp một chuyện buồn và với thời gian có hạn, nhưng cũng giúp mình lọt vào vòng phỏng vấn. Mình xin chia sẻ vài tips sau:
– Mặc đồ formal cho chỉn chu, lịch sự.
– Tận dụng chatGPT để soạn script cho video CV, chèn những từ khóa của JD và CV bản pdf của bạn vào rồi chỉnh sửa cho giống người và vừa ý.
– Bạn không cần học thuộc hết script. Mình là người rất ít khi học thuộc, mình quay từng đoạn rồi dùng Capcut ghép vào hết, để phụ đề (autocaption), transition fade để cho mượt, như vậy sẽ tối ưu thời gian chuẩn bị hơn.
– Lỗi của video: Do mình để laptop cạnh cái điện thoại để tiện đọc rồi quay (không phải vừa đọc vừa quay) nên nó phản chiếu lên mắt kính của mình (góc phải). Chị HR chỉ ra điều này, mình nói là mình nhìn thẳng chứ không có nhìn nghiêng vì mình không muốn quay lại :)) Nhưng nếu bạn tránh được lỗi này thì cứ tránh nhé vì không phải cái gì cũng giải thích được đâu nè.

3. Kinh nghiệm kiếm việc khi là người trầm cảm và tuyển dụng người trầm cảm

Thực ra thì trầm cảm có những mức độ khác nhau, nhưng nếu bệnh đủ nặng để ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn thì làm hybrid và freelance sẽ là những lựa chọn phù hợp. Hãy tôn trọng năng lượng và sở thích của bản thân mình nhé.
Và bởi vì mình là người trầm cảm cho nên mình biết tuyển dụng một người trầm cảm sẽ như thế nào. Nếu năng suất không được ổn định thì điều duy nhất cứu cánh được chúng ta chính là thái độ đàng hoàng, có trách nhiệm, phản hồi tin nhắn nhanh các bạn ạ.
Chứ nếu năng suất đã không cao mà thái độ còn lồi lõm thì không ai cứu được đâu nè.

4. Kinh nghiệm học các khóa học viết

Năm 2024, mình rất đầu tư học viết, mình xin gợi ý một số khóa học sau:
Nếu hầu bao hạn hẹp, bạn hoàn toàn có thể học trên Youtube bằng từ khóa “stanford writing, writing course” và học các khóa học miễn phí trên Hubspot.
Khi rủng rỉnh hơn, mình có vài khóa học viết muốn gợi ý cho mọi người:
Khóa học viết của Writing On The Net của anh Tùng Nguyễn (60,000+ followers trên Facebook) và anh Tuấn Mon (Product Growth Manager @ Meta Singapore). Review.
– Khóa học “Viết lách trong thời đại số” của nhà văn Đức Nhân. Review.
– Khóa học viết “Thế kỷ hư cấu” của nhà văn Đức Anh. Review.
– Khóa học viết (tiếng Anh) của Saigon Writers Club của nhà văn Sam Korsmoe. Review.
– Cộng đồng Vũ trụ Creator do anh Hà Minh, Thạc sĩ Truyền thông RMIT Úc sáng lập, một case study điển hình, rất thành công trong việc xây dựng cộng đồng.
Kinh nghiệm của mình là nên note lại những ý bạn học và lưu trữ các file record để lâu lâu bạn xem lại sẽ “vỡ” ra được nhiều điều.
Tuy nhiên, riêng về việc viết, mình không đồng tình với việc “rặn” chữ hằng ngày. Một ngày nào đó mình sẽ dịch bài viết này của Cal Newport cho mọi người cùng đọc.

5. Kinh nghiệm xoay sở trong công việc

Có một sự thật là tất cả những người giỏi họ không làm mọi thứ một mình.
Bạn tài giỏi? Mình cũng thế. Bạn tài giỏi? Thì mìnhđược nhờ.
Họ quan sát, làm thân với tất cả người xung quanh, vậy nên họ biết ai thích gì, ghét gì. Họ sẽ hành xử khác nhau với những người khác nhau, nhờ vậy họ biết được ai giỏi cái gì và nắm nguồn lực gì.
Đừng ôm hết mọi thứ vào một mình mà hãy thử nhờ những người xung quanh.
Đơn cử chỉ một việc là có lần mình và đồng nghiệp xích mích, chúng mình giảng hòa, rồi sau đó thân hơn. Sau này mình nhờ được người này làm thay ca, chỉ vì mình hay cho người ta mượn tiền.
Không có đồng minh mãi mãi, cũng không có kẻ thù mãi mãi, chỉ có lợi ích là mãi mãi.
Cũng có một lần mình được giao chuyển hình vẽ thành vecto, dùng Illustrator thì phải. Mình không biết dùng, vậy nên hỏi thử bạn thực tập sinh, may thay người ta lại biết. Thế là lúc người ta loay hoay với task đó, tôi làm giúp task mà bạn ấy làm dở.
Chứ chẳng lẽ lại ngồi chơi, có ai lại cho không ai cái gì bao giờ ạ :)))))))
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, khi được nhờ thì mình sẽ không khuyên là mọi người nghĩ xem mình được gì, hãy nghĩ xem mình có mất gì không trước đã.
Nếu mình không có thời gian thì hãy từ chối thẳng thay vì nói để xem thử, như vậy là đưa hy vọng hão huyền cho người khác.
Nếu được nhờ làm task, hãy hoàn thành nhiệm vụ của mình trước đã. Đặc biệt, không nên vì những thứ như nhân viên mới sợ nhân viên cũ mà nhận bừa.
Một trong những ví dụ này chính là khi mình đang (có vẻ như) có thời gian, người khác nhờ mình đứng ca thu ngân phụ. Mình từ chối thẳng vì chưa học nghiệp vụ thu ngân ở đây bao giờ, kết ca sai, dính đến tiền bạc sẽ rất phức tạp.
Ngay cả khi người đó nói khích là “Máy móc tính mà còn làm sai là sao?” thì mình cũng giả ngu luôn.
Vì chúng ta chỉ có thể xoay sở trong tầm hiểu biết của chính mình.

6. Kinh nghiệm kiếm việc: 4 năm sau khi đi làm, mình sẽ tìm việc kiểu gì?

Một số kinh nghiệm tìm việc mà mình biết:
img_3
Không thể không link bài viết về 3 kiểu lừa đảo phổ biến cho mọi người cùng đọc kèm theo template tracking các job bạn apply.
Ngoài ra, hãy tập thói quen lưu lại tất cả những sản phẩm, file, KPI, result của mình để có thứ bỏ vào CV và làm sample work để gửi cho nhà tuyển dụng, trông profile của bạn sẽ uy tín hơn. Chu đáo nữa thì bạn làm thêm một sản phẩm mẫu để gửi cho NTD để họ thấy sự nhiệt tình (aka khả năng vui vẻ khi bị bào) của bạn.
Chúc mọi người và cả chính bản thân mình một tuổi 27 may mắn nhé.

7. Kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ

Bạn mình từng bảo cách network của tôi hơi xôi thịt nhưng nó có hiệu quả ^^. Mình chỉ nghe chữ “có hiệu quả” rồi cười thôi.
Thường thì mình sẽ nghiên cứu profile của người mình muốn xây dựng mối quan hệ, khen họ lên mây.
Cái vấn đề là tôi khen chân thành và thật thà nên nó không có giả tạo :)))))
Thêm vào đó, bạn có thể nghĩ ra một số thứ khác có lợi cho người ta, ví dụ, xin làm trợ lý, xin phụ họ trong dự án này kia của họ, hoặc chỉ đơn giản là bình luận về những chủ đề họ quan tâm.
Chứ chẳng ai lại viết thư giới thiệu cho bạn sau 1 ngày làm quen cả bạn ạ. Không có bữa ăn nào là miễn phí.
Bạn cũng đừng quá vụ lợi, có rất nhiều thứ mãi sau này mới có được cái lợi thấy được bằng mắt.
Mình có livestream nói về “Chúng ta nên thao túng, thuyết phục hay chân thành?” Mời bạn xem nhé.
Đắc Nhân Tâm, hay là Dark Nhân Tâm, đó lựa chọn của bạn.

8. Kinh nghiệm dùng AI làm sao để không giống dùng AI

Để dùng AI làm sao cho không giống dùng AI thì đó là đừng kêu AI viết 100%.
Hãy xem AI như công cụ research, công cụ tóm tắt, công cụ nhận xét, công cụ góp ý, công cụ brainstorm ý tưởng, công cụ viết-lại-theo-ý-hay-hơn hơn là cái máy đẻ chữ.
Hãy thêm những chi tiết cụ thể, storytelling, thêm tính “người” vào những mảnh chữ. Chứ đây là “thành quả ngời ngời” của quỷ chatGPT đây ạ:
img_4
Còn đây là một ví dụ dùng AI hơi bị lộ. Là người không ai nhắn tin như thế này cả:
img_5
À, và nhớ xóa các dấu ** và #### khi dùng chatGPT nhé.

9. Kinh nghiệm xây kênh Instagram

Xây kênh Instagram, một kênh nặng visual, là một chuyện rất ngốn thời gian, tiền mang về bằng 0, thế nhưng nó làm profile của bạn uy tín hơn rất nhiều. Đặc biệt hữu ích khi bạn làm nghệ sĩ, content creator.
Mình thường plan feed bằng file excel do mình dùng để promote những bài viết của mình
(Kết quả: Không ai đọc bài viết của mình cả =)) )
Giỡn chữ một trong những người làm visual promote writing hay nhất là anh Bách Hóa Viển Vông.
Còn đây là ưu nhược trong của các kiểu plan feed IG.
a. Đăng một tone màu nhất định
Ví dụ:
img_6
Ưu: Feed đẹp, đồng bộ màu
Dùng hình cũ thì sẽ tốn thời gian để sắp xếp các hình cùng một màu.
Nếu là hình mới thì bạn chỉ được mặc một, hai màu nhất định, đi đâu định chụp hình cái gì cũng chỉ mặc được những tone đó và nó sẽ khiến bạn stress phát rồ lên :))))))
b. Đăng xen kẽ như bàn cờ
Ví dụ:
img_7
Ưu: Dễ đăng nhất, đỡ tốn thời gian lựa nhất
Nhược: Năm 2025 nếu làm feed như thế thì B Ray sẽ nhìn feed IG của bạn và rap: “Em chỉnh feed IG xen kẽ để mọi người biết em không đại trà.” (Trích bài “Con gái rượu” feat với MASEW)
Mình chỉ nói thế cho vui miệng thôi chứ feed chị Trúc Anh xinh xẻo lắm, chị ấy là tấm gương để mình xây feed cho đẹp mắt í. Em iu chị <3
c. Hàng dọc
Ví dụ: Feed cũ của tôi @narcynguyen14
img_8
Ưu: Dễ sắp, dễ nhìn, đẹp mắt, ứng dụng được cho các content creator có nhiều type nội dung như hình, chữ, clip. Bạn làm thử một cột toàn hình người, cột giữa toàn chữ, cột cuối
Nhược: Nhìn khá đơn giản :)) Rồi bạn cũng sẽ phải đổi sang dạng khác để thay mới bản thân và gây bất ngờ cho followers.
d. Hàng ngang
Ví dụ:
img_9
Ưu: Dễ sắp nhất
Nhược: Đại trà hơn cả chữ đại trà.
f. Loang màu từ màu này sang màu khác
Ví dụ: Feed của tôi
img_10
img_11
Ưu: Nhìn đẹp và nghệ
Nhược: Stress x3, tốn thời gian x3 và có khi sau khi bạn xếp xong, dẫu đã plan ra excel nhìn nó lại còn chẳng ưng màu (với bạn nhưng với người khác thì cũng đã rất nghệ rồi)
g. Zigzag (Cái này mình tự chế)
Ví dụ:
img_12
img_13
Ưu: Mới lạ
Nhược: Đau đầu và tốn hình, nhìn không đẹp bằng các kiểu khác (ý kiến chủ quan)
h. Chia nhỏ một bức tranh lớn
Ví dụ:
img_14
Ưu: Đẹp, nghệ, chuyên nghiệp
Nhược: Cần đầu tư khá nhiều về công cụ và công sức
j. Tỷ lệ 2: 1
Ví dụ:
img_15
Ưu: Mới lạ
Nhược: Hơi tốn hình và không quá đẹp mắt, làm để đổi mới feed thôi.
Thường thì mình kết hợp 2-3 phương pháp để tốn gấp 4 lần thời gian mà chẳng được gì =)))

10. Kinh nghiệm làm người viết

Gần đây những bài viết của mình khá flop, vậy nên mình cũng có một mong muốn có những bài viết phục vụ nhu cầu của độc giả hơn (để có view =)) )
Vậy nên nếu bạn mong muốn chủ đề gì thì cứ tự nhiên nhắn tin cho mình nhé. Các kênh liên lạc của mình đều ở đây. Khả năng cao là mình sẽ phản hồi những tin nhắn của bạn trong 1 giây vì mình là đứa có tay dính lấy điện thoại.
Còn kinh nghiệm là người viết của mình hôm nay có lẽ chỉ có một: Hạ cái tôi xuống để viết những gì người khác cần.
Xin trích dẫn lời chị nhà văn Hiền Trang yêu dấu: “Để viết những gì bạn muốn, bạn phải viết những gì bạn không muốn.”
Bàn về chuyện viết mình đã bàn khá sâu ở đây, mời bạn xem nhé.

Những lời cuối:

Tự nhiên, viết xong bài này, tâm trí mình vui vẻ hẳn lên. Mình đã dành cả ngày sinh nhật bên những người quan trọng, được chuyên viên tâm lý bảo là đã đến lúc người ấy không cần phải trị cho mình nữa rồi.
Soulmate của mình, người có mong muốn ra đi năm 50 tuổi, cũng chúc tôi sinh nhật vui vẻ, thấy tin nhắn của mình cũng thoải mái, tươi tắn hơn nè. Hồi trước nhiều lúc mình nhắn làm người đó cũng lo.
Mình dành cả tối bên cạnh người có common sense nhất mà mình từng thấy.
Có lẽ như thế là đủ cho sinh nhật tuổi 27 này rồi nhỉ? ^^
Chúc mọi người có một cái Tết thật ấm no nhé!
Be Real in a Fake World,
NARCY NGUYỄN.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Narcy Nguyen